Monday, March 2, 2009

Lam The Nao De Tau Khong Gay Chien VN - A Chau - RFA 2009-03--02

Dân Biểu Loretta Sanchez :Hãy lên tiếng vì tự do internet ở Việt Nam




“Hãy lên tiếng vì tự do internet ở Việt Nam”

Hãy bảo vệ quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam


2009-03-02

Nhiều người trẻ ở Mỹ đang tích cực hưởng ứng chiến dịch mang tên “Hãy lên tiếng vì tự do internet ở Việt Nam” bằng cách gọi điện, email, hoặc viết thư cho các dân biểu Hoa Kỳ yêu cầu họ ký tên vào thỉnh nguyện thư đề nghị các đại công ty internet như Microsoft, Google, và Yahoo! hãy bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dân tại Việt Nam, không hỗ trợ chính quyền Hà Nội trong việc kiểm soát internet.



“Hãy lên tiếng vì tự do internet ở Việt Nam”

Hãy bảo vệ quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam

Người đề xướng bức thư ngỏ này là nữ dân biểu liên bang kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez, từ Quận Cam (Bang California), nơi có đông đảo người Việt định cư.

Phát biểu với đài RFA, tác giả bức thỉnh nguyện thư nói rằng:

Mối quan tâm của chúng tôi liên quan đến Việt Nam là chính phủ Hà Nội luôn tìm cách kiểm duyệt quyền tự do internet của công dân, đặc biệt là đàn áp những tiếng nói trên mạng nhằm cổ vũ dân chủ và đòi hỏi quyền tự do cho người dân. Bức thư ngỏ do tôi và tân dân biểu liên bang người Việt Joseph Cao Ánh sẽ đựơc gửi đến các công ty như Microsoft, Yahoo! và Google, những đại công ty đã gia nhập vào "Sáng kiến mạng toàn cầu"

Mối quan tâm của chúng tôi liên quan đến Việt Nam là chính phủ Hà Nội luôn tìm cách kiểm duyệt quyền tự do internet của công dân, đặc biệt là đàn áp những tiếng nói trên mạng nhằm cổ vũ dân chủ và đòi hỏi quyền tự do cho người dân. Bức thư ngỏ do tôi và tân dân biểu liên bang người Việt Joseph Cao Ánh sẽ đựơc gửi đến các công ty như Microsoft, Yahoo! và Google, những đại công ty đã gia nhập vào "Sáng kiến mạng toàn cầu", tức quy tắc nhằm bảo vệ quyền tự do internet của người dân tại các quốc gia độc tài. Chúng tôi đã nhận được một số chữ ký của các dân biểu liên bang và đang tíêp tục kêu gọi thêm sự ủng hộ của nhiều đồng nghiệp khác trước khi gửi đi.

Với kỳ vọng internet tại Việt Nam sẽ được xem là một diễn đàn rộng mở và tự do đối với mọi người dân như ở các nước tiến bộ khác, chúng tôi mong rằng các đại công ty internet sẽ nghiêm túc tôn trọng những gì đã cam kết trong "Sáng kiến mạng toàn cầu.”

Còn những bạn trẻ Việt Nam ở hải ngoại có tâm tư gì muốn chia sẻ khi tham gia hưởng ứng lời kêu gọi này? Mời quý vị cùng gặp gỡ với hai vị khách mời trong chương trình hôm nay:

Thông : Mình là Quốc Thông, mình đang ở ....... , tốt nghiệp ngành sinh hoá, và bây giờ mình đang học lên tiến sĩ.

Quân : Quân ở vùng New England. Quân cũng vừa học xong và bắt đầu đi làm.

Trà Mi : Cảm ơn hai anh rất là nhiều. Chủ đề ngày hôm nay nói về chiến dịch lên tiếng yêu cầu các dân biểu Hoa Kỳ ký tên vào thỉnh nguyện thư kêu gọi các công ty internet quốc tế không hỗ trợ Việt Nam trong việc ngăn chận kiểm soát Net. Hai anh là những người trẻ đã hưởng ứng chiến dịch này thì các anh có thể cho biết động lực nào đã thúc đẩy các anh tham gia vào chiến dịch này.

Người dân Việt Nam bị bóp nghẹt quyền tự do thông tin

Thông : Có hai động lực. Thứ nhất là Thông thấy người dân Việt Nam bị bóp nghẹt quyền tự do thông tin, tự do bày tỏ ý tưởng hay là tư tưởng, bị chính quyền ngăn cấm sử dụng internet hoặc ngăn cấm những ai sử dụng blog. Thông thấy người dân Việt Nam bị chà đạp nên Thông đáp lại lời kêu gọi qua internet (mà) tham gia kêu gọi.

Thông thấy người dân Việt Nam bị bóp nghẹt quyền tự do thông tin, tự do bày tỏ ý tưởng hay là tư tưởng, bị chính quyền ngăn cấm sử dụng internet hoặc ngăn cấm những ai sử dụng blog. Thông thấy người dân Việt Nam bị chà đạp nên Thông đáp lại lời kêu gọi qua internet (mà) tham gia kêu gọi.

Trà Mi : Dạ vâng. Chiến dịch này mang tên là "Hãy lên tiếng vì tự do internet tại Việt Nam" mà theo các anh thì tại sao người Việt hải ngoại, đặc biệt là những người trẻ như các anh, cần phải lên tiếng về vấn đề này?

Thông : Thông thấy chính quyền Việt Nam hồi nào tới giờ đã ra những luật rất là vô lý. Người dân Việt Nam từ hồi nào tới giờ bị chính quyền độc tài bưng bít thông tin, không cho người dân góp ý kiến để xây dựng đất nước. Cho nên Thông thấy nếu mình không lên tiếng thì họ sẽ được nước làm tới.

Quân : Theo Quân, đây là một cơ hội mà người trẻ mình có thể cùng nhau lên tiếng bằng cách nhờ qua những người đại diện của mình, tức những dân biểu của mình, họ có thể lên tiếng cho mình trong thời điểm này. Mình nên nhờ họ lên tiếng thì được rộng rãi hơn, nhất là họ đang làm việc trong Quốc Hội Mỹ.

Trà Mi : Những người trong nước (thì) chính họ là nạn nhân trực tiếp, vậy nếu phải lên tiếng thì chính họ phải là người lên tiếng chớ? Tại sao lại là người Việt hải ngoại, đặc biệt là những người trẻ hải ngoại?

Thông : Người trẻ Việt Nam ở bên đây mình có thông tin dầy đủ, mình cũng nên lên tiếng. Thông thấy người trẻ ở Việt Nam họ cũng lên tiếng vậy.

Bày tỏ chính kiến chỉ để góp phần xây dựng cho đất nước

Quân : Theo Quân thiết nghĩ thì mình là người ở nước ngoài, mình được quyền tự do ngôn luận, mình nên sử dụng quyền tự do của mình để lên tiếng cho đất nước Việt Nam của mình. Còn những người bạn trong nước hiện nay thì họ đang bị bịt miệng bởi một chế độ độc tài nên họ rất khó có thể lên tiếng từ trong nước. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây mình cũng đã thấy được là những bạn trẻ trong nước đã tiếp xúc được với thế giới internet và blog cho nên rất nhiều bạn đã lên tiếng. Các bạn trẻ trong nước vẫn lên tiếng đó chứ.

Trà Mi : Như anh Quân cũng vừa mới nói là vì người trẻ ở nước ngoài có cơ hội rộng hơn so với người trẻ trong nước cho nên việc lên tiếng này tương đối dễ dàng hơn thì tại sao mình không lên tiếng. Vậy nhân đây xin được hỏi các anh là các anh ở nước ngoài thì các anh so sánh cái tự do internet của Việt Nam, theo chỗ các anh ghi nhận được, với tự do internet của các quốc gia tiến bộ thì các anh thấy những khác biệt nào đáng chú ý? Mời các anh chia sẻ thêm.

Theo Quân thì có sự khác biệt, đó là gần đây Việt Nam đã ra nghị định không cho các blogger bàn về vấn đề chính trị. Chính trị là vấn đề mà các bạn trẻ cần phải tham gía để xây dựng đất nước. Đó là điều rất khác biệt quá rõ.

Quân : Theo Quân thì có sự khác biệt, đó là gần đây Việt Nam đã ra nghị định không cho các blogger bàn về vấn đề chính trị. Chính trị là vấn đề mà các bạn trẻ cần phải tham gía để xây dựng đất nước. Đó là điều rất khác biệt quá rõ.

Thông : Thông cũng có suy nghĩ giống như anh Quân, nhưng mà Thông muốn thêm một điều là ở bên các nước văn minh thì chính quyền lúc nào cũng khuyến khích người dân, đặc biệt là giới trẻ, lên tiếng, góp ý để xây dựng đất nước, nhưng ở Việt Nam thì chính quyền lúc nào cũng muốn bóp nghẹt tiếng nói của người dân; chính quyền không muốn cho những người bất đồng chính kiến lên tiếng, cho nên Thông thấy cái đó là điều bất lợi trong việc xây dựng đất nước đó. Điều 69 Hiến Pháp của Việt Nam cũng có ghi rõ là người dân có quyền lên tiếng, có tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý kiến, và có luôn những điều khoản cho người dân biểu tình này kia. Hiến pháp thì ghi như vậy thôi, còn thực tế thì rất trái ngược.

Trà Mi : Thế nhưng nếu có ý kiến rằng chính quyền Việt Nam cho phép tự do trao đổi, tự do truy cập thông tin trên mạng, chỉ ngăn chận những thông tin có tính độc hại hay là mang tính đe doạ đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, cũng giống như chính quyền Mỹ ngăn cấm những thông tin khủng bố đó thôi. Tuỳ từng hoàn cảnh của mỗi quốc gia mà có những luật lệ riêng biệt. Thì ý kiến của các anh ra sao?

Quân : Theo Quân thì việc các bạn trẻ lên tiếng cho vấn đề chính trị ở Việt Nam không có gì liên quan tới an ninh quốc gia, nhất là gần đây các bạn trẻ cũng lên tiếng về vấn đề như Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa - Trường Sa hay là biên giới Việt Nam, thì các bạn bị bắt như blogger Điếu Cày, hay là blogger Ngô Quỳnh. Họ vẫn bị bắt đó thôi. Họ không làm hại gì cho quốc gia cả.

Trà Mi : Đó là ví dụ anh Quân đưa ra để phản biện lại. Thế còn anh Thông ? Anh có ý kiến nào để bổ sung không?

Quân cũng hy vọng rằng các bạn trẻ ở Việt Nam được sử dụng quyền tự do của mình, đó là quyền tự do ngôn luận để bày tỏ chính kiến của mình để góp phần xây dựng cho đất nước Việt Nam mình được tốt đẹp hơn, được sử dụng quyền tự do ngôn luận rộng rãi hơn qua những trang blog hoặc là internet.

Thông : Thực sự những người Việt Nam đó rất là yêu nước. Nếu mà muốn đất nước mình phát triển thì không có ai lợi dụng internet và blog để mà chống phá nhà nước theo như nhà nước nói. Người Việt Nam mình rất là hiền hoà, đâu có ai muốn dùng internet mà đưa tin khủng bố này kia.

Trà Mi : Thế nhưng những thông tin mà nhà nước cho rằng có thể đe doạ đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội thì nhà nước phải ngăn cấm, phải ngăn chận, thì cái đó là điều dễ hiểu thôi. Vậy các anh thấy sao?

Thông : Đó là biện luận của nhà nước để mà lấy cớ chớ không có thật đâu.

Quân : Quân cũng hy vọng rằng các bạn trẻ ở Việt Nam được sử dụng quyền tự do của mình, đó là quyền tự do ngôn luận để bày tỏ chính kiến của mình để góp phần xây dựng cho đất nước Việt Nam mình được tốt đẹp hơn, được sử dụng quyền tự do ngôn luận rộng rãi hơn qua những trang blog hoặc là internet.

Trà Mi : Đó là kỳ vọng của anh Quân, một người trẻ ở nước ngoài được hưởng quyền tự do internet ở môi trường rộng rãi hơn thì anh kỳ vọng cho những người bạn trẻ ở Việt Nam cũng được như thế. Còn anh Thông, anh có gì muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ hải ngoại cũng như giới trẻ ở Việt nam ?

Thông : Thông muốn nhắn tới những bạn trẻ ở Việt Nam là chhúng ta đừng sợ hãi, chúng ta hãy đấu tranh vì dân chủ, chúng ta phải quyết những gì mà chúng ta nghĩ là đúng, không có sợ gì cả.

Dân chủ ở nước nào cũng giống nhau

Trà Mi : Anh kêu gọi là hãy đấu tranh vì dân chủ, nhưng nếu những người trẻ trong nước có câu trả lời rằng cái dân chủ theo như quan niệm của người bên ngoài có khác với cái dân chủ theo hoàn cảnh ở trong nước, thì anh sẽ trả lời họ như thế nào?

Thông : Thật sự người dân ở Việt Nam bây giơ họ bị bưng bít thông tin, dân chủ của họ là theo những gì mà nhà nước dạy cho họ mà thôi. Nó không giống như những nền dân chủ ở các nước văn minh trên thế giới. Họ nên tìm hiểu để hiểu rõ dân chủ thực sự là gì. Họ nên lên internet truy cập những thông tin đa chiều, chứ không nên nghe theo những thông tin một chiểu do báo đài nhà nước loan truyền.

Quân : Quân cũng muốn góp ý thêm. Đó là vấn đề dân chủ thì không thể một nước này khác nước kia mà vấn đề dân chủ ở nước nào cũng giống nhau, và quyền quan trọng nhất là mỗi người được quyền nói lên tiếng nói của mình để bày tỏ quan điểm của mình để góp phần xây dựng đất nước tốt đẹp hơn. Nói lên những điều xấu của nhà cầm quyền thì không thể bị kết tội là nói xấu quốc gia hay là bôi nhọ quốc gia, mà đó là một cách làm cho đất nước tốt đẹp hơn bằng cách khắc phục những điều xấu đó.

Trà Mi : Đó cũng chính là thông diệp mà các người trẻ như anh Quân cũng như anh Thông ở đây đã ký tên vào thỉnh nguyện thư để kêu gọi lên tiếng về tự do internet tại Việt Nam.

Trà Mi một lần nữa xin chân thành cảm ơn hai anh dẫ dành thời gian góp tiếng trong chương trình ngày hôm nay.

Quân và Thông : Cảm ơn Trà Mi. Xin chào ạ.

Đến đây Diễn Đàn Bạn Trẻ xin nói lời chia tay với quý vị. Hẹn gặp lại quý vị trong buổi tái ngộ tối Thứ Hai tuần tới. Trà Mi thân ái kính chào.


Quý thính giả muốn đóng gớp ý kiến, xin email về vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn trong hộp thư thoại 001- (202) 530 7775. Để trực tiếp tham gia thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ, xin vui lòng để lại số phone để chúng tôi tiện liên lạc. Ngoài ra, quý vị cũng có thể trao đổi quan điểm trên diễn đàn của trang nhật ký điện tử tại địa chỉ http://www.rfavietnam.com/trami.

*****

Ghi Chú Của Thời Sự Kỷ Nguyên 2000
địa chỉ liên lạc văn Phòng Dân Biểu Loretta Sanchez


Loretta Sanchez
Loretta Sanchez

Văn phòng Dân Biểu Loretta Sanchez:

Ghi truc tiep tren Internet .

http://www.lorettasanchez.house.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=218&Itemid=17

Office Addresses




Dân Biểu Sanchez hiểu rằng rất nhiều cử tri không thể xin nghỉ việc để đến văn phòng của bà trình bày nguyện vọng hoặc ưu tư. Dân Biểu Sanchez tin rằng cử tri Bà luôn cần có một người đại diện biết lắng nghe và giúp giải quyết những vấn đề chính đáng của họ. Vì vậy, hàng tháng vào thứ Bảy, bà thường đích thân đến các siêu thị và các chợ trong địa hạt để lắng nghe mối quan tâm của cử tri khi họ đi mua sắm vào dịp cuối tuần.

Xin kính mời quý vị đến với mọi ý kiến, hay những vấn đề cần giúp đỡ với các cơ quan chính quyền liên bang. Dân Biểu Sanchez sẽ có các phụ tá đặc trách về các vấn đề như an sinh xã hội, trợ cấp housing, y tế, v.v. Nếu quý vị không đến được, xin quý vị vui lòng liên lạc văn phòng Dân Biểu Loretta Sanchez tại số (714) 621-0102.


Lilly Ngoc Hieu Nguyen
Field Representative
Office of Congresswoman Loretta Sanchez
12397 Lewis Street, Suite 101
Garden Grove, CA 92840