Wednesday, April 29, 2009

Giả Biệt Việt Nam-Ed Oshiro -Group Health Cooperatives





http://blogs.usatoday.com/photos/uncategorized/2008/08/01/doctor.jpg


Giả Biệt Việt Nam

Ed Oshiro

Ph Tá Giám Đc Chương Trình Giáo Dc Y Tế ca Group Health Cooperatives.

hin v hưu và ng ti Mereer Island (thành ph Seattle, tiu bang Washington)


Lê Tiếu phỏng dịch


Ba mươi phút sau khi máy bay hàng không Vietnam Airline cất cánh đưa chúng tôi rời phi trường Tân Sơn Nhất ở TP. Sài gòn, từ trên không trung chúng tôi nhìn ra những cánh đồng khô màu đỏ xẫm phía dưới cả hai vợ chồng chúng tôi đểu cảm thấy nhẹ nhỏm hơn và tự do hơn. Chúng tôi có cảm giác như được thoát khỏi sự sách nhiễu, nào là hăm doạ và bòn rút hàng ngày bởi các giới cầm quyền (Cộng Sản ) Việt Nam và chúng tôi có cảm giác là trút bỏ được gánh nặng trên vai của ba tháng vừa qua.

Câu chuyện khởi đầu vào mùa thu năm ngoái, khi tôi nhận một công việc điều hành hải ngoại cho Tổ chức (Thiện nguyện) Đông Tây Hội Ngộ hiện đang trông coi một bệnh xá cung cấp dịch vụ y tế cho “những người nghèo nhất” và cho cô nhi viện với 125 trẻ em ở ngoại ô thành phố Đà Nẳng, Việt Nam. Nhân cơ hội này tôi xin nghỉ việc do chương cho về hưu sớm của công ty Group Health. Tôi nghỉ hưu vào tháng Giêng với ý định là phục vụ tình nguyện y tế tại Việt Nam trong vòng một –hai năm, bắt đầu vào giữa tháng Giêng.

Công tác tình nguyện của tôi là giúp cho văn phòng y tế được hoạt động đa năng, hiệu quả và hướng dẫn những chương trình giáo dục y tế công cộng cho 4 làng hẻo lánh. Vợ tôi được giao việc giảng dạy mỹ thuật - thể thao cho cô nhi viện, kèm theo việc dạy Anh ngữ cho nhân viên.

Kinh nghiệm đầu tiên chúng tôi học được về nước Việt Nam khi chúng tôi đáp chuyến bay đến San Francisco để lấy Visa trên lộ trình bay đến Việt Nam. Khi đến San Francisco chúng tôi được khuyến cáo là viên chức Ngoại giao (Cộng Sản) Việt Nam là người cấp visa cho chúng tôi, muốn chúng tôi phải thuê căn hộ của ông tại Đà Nẵng với giá là 700 đô la một tháng, với điều kiện là phải trả trước 6 tháng tiền thuê mướn. Vì chúng tôi không đồng ý, nên cán bộ Ngoại Giao từ chối không cấp visa cho chúng tôi. Do đó chúng tôi đành trở về Seatle để Tổ chức này tiếp tục việc thương lượng. Cuối cùng, vào tháng Hai chúng tôi đạt được thỏa thuận là trả trước cho y 4200 đô la, và ông chỉ cấp visa cho 3 tháng thay vì 12 tháng. Rồi chúng tôi khởi hành đến Việt Nam. Khi đến căn hộ ở Đà Nẵng thì nhìn thấy căn phòng còn đang sửa sang chưa vào ở được nên chúng tôi đành mướn khách sạn với giá 45 đô la một ngày. Khi vào cửa hải quan Việt Nam, tất cả mọi dĩa CD tài liệu, chương trình điện toán của tôi đều bị tịch thâu giam giữ trong 3 tuần và chúng tôi phải trả 40 đô la cho lệ phí “ giao dịch” , dĩ nhiên họ đã sao chép lại các chương trình trong CD điện toán để bán ra ngoài.

Ngày làm việc đầu tỉên, tôi nhắc điện thoại để gọi về con gái tôi ở Tiểu bang Seatle, Hoa kỳ, trong lúc trò chuyện với con gái tôi nghe rõ âm thanh nhạc (phim chưởng) trong đường giây điện thoại. Sau đó tôi hỏi nhân viên người Việt thì được biết là công an và quân đội lúc nào cũng theo dõi nghe lén mọi cuộc điện đàm của chúng tôi. Họ cảnh báo là thư từ của chúng tôi đều bị chính quyền kiểm soát, nên phải cẩn thận cách viết. Có lần công an yêu cầu chúng tôi nộp tờ báo cáo tài chính hàng tháng và công an sẽ toàn quyền quyết định gởi hay không gởi.

Sau vài ngày làm việc, cô kê toán người Việt phải đi Florida để làm lễ thành hôn với anh chàng bác sĩ Mỹ là người đã phục vụ tình nguyện tại Đà nẵng. Chúng tôi thông báo cần người thay thế, ông bộ trưởng gởi đến cho chúng tôi toàn là những người không có kiến thức kế toán và cũng chẳng có khả năng Anh ngữ. Do đó chúng tôi tuyển một nhân viên có bằng kế toán và thông thạo Anh Ngữ. Viên chức Bộ Trường và Sở Công An trì hoãn kéo dài thời gian không phê chuẩn cho vào làm việc tôi đoán là cô ấy phải hối lộ cho họ một khoản tiền nào đó hay thoả thuận trích tiền lương hàng tháng của cô để chia cho họ.

Chúng tôi được biết là tất cả nhân viên người Việt đều phải trích một phần tiền lương để chia cho công an, đảng viên, các quan chức nhà nước v..v.. Đã mấy lần tên công an đến văn phòng chúng tôi hạch hỏi là tại sao chúng tôi từ chối không mướn người của họ gởi đến?

Tình cờ, có một bác sĩ Việt Nam nộp đơn xin việc kế toán vì anh ta không có việc làm trong 5 năm qua. Hình như có hàng trăm bác sĩ bị thất nghiệp như anh cho dù họ là người được trã lương hạng bét khi hành nghề ở Việt Nam với mức lương là 30 đô la một tháng. Tôi vẫn không hiểu tại sao lại có nhiều bác sĩ bị thất nghiệp như vậy. Tôi được biết là để được thực tập, và tạo kinh nghiệm để hành nghề họ phải nộp vào quỹ chi phí 1500 đô la để được thực tập và lấy thêm kinh nghiệm ở bệnh viện sau khi học xong. Nếu không qua chương trình thực tập thì kể như không có việc làm. Tôi được biết là những người Miền Nam thường bị khai trừ và bị phân biệt đối xử, nhất là những người xuất thân từ gia đình thuộc chế độ VNCH. Hầu hết những bác sĩ người Miền Nam mà chúng tôi gặp đều bị thất nghiệp.

Lúc còn ở Hoa Kỳ, trong buổi họp giới thiệu chương trình, chúng tôi được cảnh báo là các bác sĩ của chương trình Làng Y Tế Hoà Bình đều biếng nhác, không biết cầu tiến, họ chỉ biết viết toa thuốc bổ vitamin mà thôi. Sau vài ngày làm việc chung với họ, tôi nhận thấy họ rất thông minh, rất hăng say học hỏi về y dược và sẳn sàng đón nhận mọi giúp đở để được trở thành một bác sĩ giỏi. Nhưng tiếc thay, chương trình đào tạo y khoa mà họ thu nhập được quá thấp kém và quá nhiều thiếu sót nên họ chỉ có khả năng ghi toa cấp thuốc bổ vitamin cho bất cứ bệnh gì.

Mỗi tuần các bác sĩ đi đến các làng lân cận để săn sóc y tế cho dân làng. Có vài lần tôi tháp tùng theo họ thì thấy là họ chỉ toàn ghi toa thuốc bổ Vitamin cấp cho các loại bệnh như: bệnh sốt rét, bệnh mù lòa, nóng sốt, bệnh sán lãi, bệnh đi tiểu ra máu, bệnh tiêu chảy v..v.. Các bác sĩ này đâu biết phải làm sao hơn vì họ hoàn toàn không có thuốc men, ngoài trừ vài chai thuốc trụ sinh Ampicillin. Các bác sĩ lý luận là họ có bổn phận phải cấp toa thuốc cho bệnh nhân để bệnh nhân cầm về; do đó họ đành cấp toa thuốc bổ vitamin. Họ nói cũng có lý. Ở đây, thuốc trụ sinh có thể mua được dể dàng không cần toa bác sĩ nên nhà nào cũng thủ sẵn vài chai thuốc trụ sinh trong nhà. Ngay cả người thông dịch viên của tôi cũng dùng thuốc trụ sinh để chữa bệnh nhức đầu, cảm cúm, tiêu chảy, đau lưng, hay lúc khó chịu trong người.

Một bác sĩ chuyên về Sản Phụ Khoa cho phụ nữ từ San Diego đã đến bệnh xá địa phương này, ông huấn luyện các bác sĩ cách sử dụng “mỏ vịt” để khám bệnh phụ nữ. Một năm sau, ông trở lại quan sát thì biết là không ai dùng dụng cụ “mỏ vịt” để khám bệnh. Vị bác sĩ này tức giận, báo cáo lên Ban Quản Trị của Chương Trình Đông Tây Hội Ngộ tại San Francisco là các bác sĩ biếng nhác, không biết cầu tiến. Tôi gởi bài tường trinh lên Ban Quản Trị yêu cầu vị bác sĩ đó trưng bằng chứng. Lý do là không ai có thể học nghề khám bệnh phụ khoa trong vài hôm thành công được và nhân viên phòng thí nghiệm chỉ có khả năng để làm vài ba thử nghiệm đơn giản. Cho dù họ có tài năng để chuẩn đúng bệnh lý thì cũng không có thuốc men hay dụng cụ y khoa để chửa trị. Tại sao phải tìm đúng bệnh trong lúc không có phương tiện để trị liệu.? Tôi cảm thấy là một vài người bác sĩ Hoa Kỳ phục vụ tình nguyện cho chương trình Làng Y tế Hoà Bình không tế nhị và gây tác hại thay vì làm việc hữu ích.

Sau khi ổn định công việc, tôi đến họp với ông Bộ Trưởng Y Tế và đề nghị với ông chương trình hướng dẫn y tế cộng đồng thí điểm cho 4 làng và ông ấy tỏ vẻ rất hoan nghênh. Ông ta nhận bản hồ sơ dự thảo của tôi và sẽ bàn thảo với Uỷ Ban Nhân Dân. Sau đó ông sẽ cho tôi biết kết quả. Hai tuần sau tôi nhận được thư trả lời là họ đã đồng ý và Ông Bộ Trưởng sẽ bổ túc thêm văn kiện và họ đòi hỏi tôi phải trả cho họ 20,000 đô la. Tôi trả lời là tôi không có tiền, tôi đóng góp bằng trí tuệ, thời gian, và lòng nhiệt thành phục vụ để huấn luyện các chuyên viên y tế. Nhưng họ không thiết tha gì đến công sức đóng góp của tôi – họ chỉ muốn tiền. và họ chẳng bao giờ mời tôi đến Bộ Y Tế thêm lần nào nữa.

Khi tôi đến ngôi làng đầu tiên để khởi đầu việc thực hiện y tế cộng đồng, tìm hiểu nhu cầu y tế của dân làng. Tôi gặp ông Chủ tịch Nhân Dân và ông ta dẫn tôi đi thăm những gia đình nghèo nhất trong làng. Mỗi nhà mà chúng tôi đến, ông bắt chúng tôi phải nộp cho gia đình đó những gì họ cần thí dụ như: làm cái nóc nhà mới, đào cái giếng mới, cất cái nhà mới, cho tiền mua gạo, quần áo, xe lăn, v..v.. Tôi phải nhắc đi nhắc lại là tôi đến đây không phải để cho tiền, sau đó tên Chủ Tịch Nhân Dân nói với người thông dịch là tôi hãy cút đi khỏi làng.

Ở một làng khác, bọn cầm quyền đòi hỏi chúng tôi phải cung cấp ngân khoản để xây một trường học mới, và khi họ biết ra là tôi không có tiền để đáp ứng cho đòi hỏi của họ, họ liền bắt giam tôi và cấm tôi không được rời trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân. Tôi bị giam giữ qua đêm tại đó. Họ bắt tôi nằm ngủ trên cái sàn gỗ dơ bẩn của trụ sở với cái mền rách nát. Ngoài ra họ cử một tên công an cụt tay vì trúng mìn nằm bên cạnh canh gát tôi. Khổ cho thân tôi là tên công an đó trọn đêm hắn nằm kế bên, hắn gát cánh tay cụt đó lên bụng tôi và ngủ ngon lành. Cả đêm tôi trằn trọc không ngủ được, đầu óc tôi liên tưởng đến việc đang xảy ra, không ai có thể tưởng tường là tôi phải nằm ngủ trên sàn nhà của trụ sở của Đảng Cộng Sản và tên công an nằm sát một bên, gát cánh tay cụt lên bụng tôi suốt đêm!! Đó là đêm hải hùng và kinh dị nhất trong đời tôi. Tôi cứ ngỡ là đang bị ác mộng.

Vì suốt thời gian ở khách sạn nên chúng tôi phải đi ra ngoài ăn uống. Có một quán ăn ở Đà Nẵng có thức ăn tạm an toàn cho du khách là nhà hàng Christies. Và đêm nào tôi cũng gặp toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến ăn. Họ đi công tác đến Việt Nam tìm quân nhân Hoa Kỳ mất tich (MIA/POWS). Họ nói là bất cứ làng nào cũng đều có mánh khóe để gạt họ. Mấy tên Uỷ Viên Nhân Dân đều nói là có 2-3 hài cốt quân nhân Hoa Kỳ chết ở ruộng trong thời gian chiến tranh. Và chúng tôi phải chi chí ít nhất 10,000 đô la để đào xới ruộng và mướn nhân công địa phương. Các giới chức Hoa Kỳ cho biết là từ năm 1991 cho đến nay không tìm được hài cốt nào, và không tin là sẽ tìm ra vật gì cả. Mấy tên cán bộ đòi hỏi toán tìm hài cốt phải ở tại khách sạn của Quân Đội Nhân Dân với giá là 75 đô la tiền phòng cho mỗi đêm, và phải trả tiền thuê trực thăng quân đội đưa đón là 750 đô la /1 giờ. Có 30 quân nhân Hoa Kỳ đang làm công tác tìm hài cốt MIA’s tại Đà Nẵng và các thành phố lớn cũng có những toán khác cũng đang tìm hài cốt MIA. Hàng triệu đô la Mỹ đã đổ vào đó và giới lãnh đạo Việt Nam cười hả hê khi họ đem tiền đến gởi nhà Băng (bank).

Sau vài tháng, chúng tôi thấy họ lộ rõ thái độ là không cần chúng tôi có mặt tại Việt Nam. Cô Nhi Viện được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ dồi dào, và nhân viên trường làm việc rất đắc lực. Tại nơi đây học trò được huấn nghệ ngành thợ mộc, thợ may, điện toán v..v.. và có một bác sĩ làm việc toàn thời gian để săn sóc sức khỏe cho các em. Các em được cung cấp sân chơi bóng rỗ, bóng bàn, TV, máy Video, xe đạp, máy điện toán, có vườn rau, nuôi gà, nuôi heo để thu hoạch. Nhiều người Việt Nam nói là bọn trẻ này được sống sung sướng hơn những đứa trẻ Việt Nam khác.

Tôi cố gắng tăng lương cho các bác sĩ Việt Nam còn các nhân viên khác của bệnh xá được trả lương từ 30-50 đô la /1 tháng. Chính quyền đòi hỏi chúng tôi phải trả lương đồng giá cho tất cả mọi người dù là bác sĩ hay người quét dọn. Tôi cũng giúp triển khai chương trình huấn luyện dài hạn cho các bác sĩ. Một bác sĩ chuyên khoa về tim của Nhật tài trợ cho chương trình tu học hàng năm, và Bệnh Viện Osaka tại Nhật sẽ nhận 1 bác sĩ Việt Nam của Chương Trình Y Tế Hoà Bình đến làm việc trong 6 tháng, chương trình tu học này sẽ luân phiên trong vài năm tới. Người bác sĩ Việt Nam đầu tiên đi Osaka, Nhật vào tháng Sáu. Tôi liên lạc với bệnh viện ở Huế để yêu cầu họ nhận bác sĩ thực tập và chúng tôi sẽ trả cho chi phí huấn luyện. Tôi đã nộp dự án này cho Ban Quản Trị Tổ Chức (Thiện nguyện) Đông Tây Hội Họp trước khi tôi rời Việt Nam. Hy vọng là họ sẽ đồng ý và bỏ phiếu tán đồng. Tôi thấy chi phí đào tạo bác sĩ chỉ tốn 1,600 đô là tương đối rẻ.

Sau vài tuần chúng tôi định cư ở Đà Nẵng thì ông Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đòi chúng tôi đưa thêm tiền để sửa sang căn hộ và mua bàn ghế. Chúng tôi đều hiểu là một bác sĩ Việt Nam lãnh lương 30 đô la /1 tháng thì chi phí tiền phòng chỉ độ 10-15 đô la do đó chúng tôi từ chối khéo.Từ đó, ông ta siết chặt gọng kềm và kiểm soát chúng tôi gắt gao. Chúng tôi phải báo cáo chi tiết việc làm mỗi giờ và phải nộp báo cáo này 2 tuần trước khi bắt tay vào việc. Ông ta cũng từ chối không gia hạn thêm visa của chúng tôi, và doạ nạt các nhân viên người Việt đang làm tại bệnh xá.

Sau 3 tháng đến Việt Nam, Ông Bộ Trưởng Ngoại Giao thông báo là chúng tôi có thể dọn vào căn hộ ông cho mướn. Chúng tôi dọn vào ở duy nhất chỉ được một đêm. Căn hộ ông cho thuê vẫn chưa sửa xong, giây điện còn treo lủng lẳng trên trần nhà, tường mới sơn phết chỉ một góc, không có bắt hệ thống ống nước, không có bàn ghế, và gián bò lỗn ngỗn khắp nơi. Chỉ trong vài phút, tôi dùng hết hộp thuốc diệt gián, sau đó cả đàn gián bò ra ngổn ngang che lấp sàn nhà, con gián nào cũng dài 2 inches say thuốc lật ngửa nằm ngo ngoe. Ngày hôm sau, chúng tôi lật đật di chuyển trở về khách sạn. Ông Bộ Trưởng Ngoại Giao giận dữ và khuyên chúng tôi nên rời Việt Nam nếu chúng tôi không hài lòng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi kinh nghiệm được cảm giác sợ hãi. Chúng tôi biết là ông Bộ Trưởng có thể bắt giam chúng tôi, hay dàn xếp tạo tại nạn hại chúng tôi và không ai can thiệp được.

Khi biết được là họ không cần chúng tôi đến đây, sự đóng góp của chúng tôi là không có giá trị đối với họ, và an ninh của cá nhân chúng tôi bị đe dọa một cách lộ liễu. Chúng tôi quyết định phải rời Việt Nam. Chúng tôi bị dằn vặt về quyết định ra đi vì chúng tôi cảm thấy gần gủi, thân thiết với nhóm trẻ mồ côi, và các nhân viên của cô nhi viện, nhân viên của Làng Y Tế Hoà Bình. Chúng tôi có nhiều cảm tình với người dân Việt Nam, với đất nước Việt Nam tuyệt đẹp này. Chúng tôi ước ao ngày nào đó sẽ trở lại Việt Nam để hoàn tất chương trình còn dang dở.

Mong sao, thế hệ của giới lãnh đạo này thối lui để cho dân tộc Việt Nam thoát kén, trỗi dậy tung đôi cánh bướm sặc sỡ của vùng trời Đông Nam Á.

Ed Oshiro hin v hưu và ng ti Mereer Island (thành ph Seattle, tiu bang Washington) nguyên là Ph Tá Giám Đc Chương Trình Giáo Dc Y Tế ca Group Health Cooperatives.



GOOD-BYE VIETNAM
by Ed Oshiro, MPH (Master of Public Health)

Thirty minutes after our Vietnam Airline flight departed from Tan Son Nhut airport in Ho Chi Minh City, we looked down upon the denuded red plains and my wife and I instantaneously felt an incredible sense of relief and freedom. We were finally free from the daily harassment, intimidation and greed of the Vietnamese officials and we could actually feel the weight of the last three months lift off our shoulders.

It all began last fall when I was accepted as the overseas manager for the East Meets West Foundation which operated primary care clinic for the "poorest of the poor" and an orphanage for 125 children on the outkirts of Da Nang, Vietnam. I had decided to take advantage of the early retirement package offered by Group Health and retired in January with the intention of volunteering in Vietnam for a year or two, beginning in mid-January. My mission was to help the clinic become more efficient and effective and to conduct pilot public health education programs in four remote villages. My wife was assigned to work with the orphanage as an art and recreation instructor, and to teach English to the staff.

A preview of what we were to experience in country actually began when we flew to San Francisco to pick up our visa on our way to Vietnam. Upon our arrival in San Francisco, we were advised that the Foreign Minister, who issues the visas, wanted us to rent his appartment in Da Nang for $700 a month, with a six month advance payment. We objected, he refused to issue the visas, so we return to Seattle while the Foundation continued the negotiations. Finally, in February, we agreed to the arrangement, paid him $4200, and with a 3 month instead of a 12-month visa, flew to Vietnam. When we arrived, the apartment, of course, still being renovated so we were compelled to stay in a hotel at $45 a day. Upon entering Vietnam, all of our computer discs were cofiscated and only after paying a $40 "handling fee" and copies had been made (for later resale) were they returned to us three weeks later.

On our first day in the office, I picked up the telephone to call my daughter in Seattle and noticed that martial music could be heard in the background during our conversation. I later mentioned that to the Vietnamese staff and they stated the police and military were listening in on all of our telephone calls. We were also warned that our letters were opened and read by the government, so we had to be careful what we wrote. Once, I was required to take a month-end financial report to the police and they decided whether it should be sent off or not.

A few days after we began working in the office, the Vietnamese accountant left for Florida to marry an American doctor she had met when he came to Da Nang to volunteer at the clinic. When we announced the position, the minister sent us candidates who had no accounting training nor English language skills and hired a certified accountant who spoke fluent English. The Minister and the Security Police delayed approval of the new employee, untill, we suspect, some money changed hands or she agreed to kick back a percentage of her salary. We were informed that all the Vietnamese employees were required to pay the police, government offcials, party member, ect, a portion of their salary. The Security Police came to our office to demand, several times, why we refused to hire their candidates.

Incidentally, a Vietnamese physician applied for the accounting job because he had been unemployed for over five years. Apparently, there were hundreds of doctors that were unemployed in spite of the fact that they are some of the lowest paid workers in Vietnam... $30 a month. I never learned why there were so many unemployed doctors. I was told that they had to pay upwards of $1500 to get practical training and experience in a hospital after they completed their training. Without the training, they were unemployable. I also became aware that there was tremendous discrimination against the South Vietnamese, especially these whose family members supported the defeated government. Most of the unemployed doctors we met were South Vietnamese.

During my orientation in the States, I was warned that the doctors at the Peace Village Clinic were lazy and unmotivated, and only knew how to prescribe vitamins. After spending a few days with the doctors, I found them to be very intelligent, very willing to learn to practice good medicine and were eager to receive any assistance that would enable them to become good practitioners. Unfortunately, their medical training was so poor and inadequate that they were only qualified to prescribe vitamins for every affliction. One day a week, the doctors visited one of the surrounding villages and provided care to the people. I accompanied them on several visits and noted that vitamins were precribed for every ailment, malaria, blindness, fevers, parasites, blood in the urine, diarrhea, ect. What else could they do? They didn't have any other drugs except a few bottles of Ampicillin. The doctors claim that they had to give the patients something to take home so they prescribed vitamins. Made sense to me. Antibiotics may be purchased over the counter so every Vietnamese already had several bottles at home. My translater took antibiotics for headaches, colds, diarrhea, backache, and when she just was not feeling well.

An OB/GYN doctor from San Diego spent a few days at the clinic and showed the doctors how to use a vaginal speculum. A year later, he returned and was very upset that the doctors were not using the speculum and complained to the East Meets West Foundation Board in San Francisco that the doctors were unmotivated and lazy. My report to the Board questioned his assessment. The doctors could not be trained in diagnose and treat gynecological diseases in a few days and the lab tech was only able to do very simple tests. Even if they did, find something, there were no drugs or equipment to treat the problem. Why look for something if you can't do anything about it? I felt that some of the American doctors who volunteered at the Peace Village Clinic were very insensitive and did more harm than good.

As soon as I had settled in, I met with the Minister of Health with a proposal to conduct a pilot public health project in four villages and he seemed to be very enthusiastic about the idea. He accepted the proposal and informed me that he would discuss it with the People's Commitee and get back to me. Two weeks later, he sent me a letter stating that the project was approved and that the Ministry would implement it, but they wanted me to provide them with $20,000. I stated that I did not have the money, only the knowledge, time and willingness to do the training and work with the health workers, but they were not interested in my participation - only my money. I was not invited back to the Ministry.

When I visited my first village to do a health assessment. I was met by the Director of the People's Committee who took me around to the homes of the poorest families. At each farm house, he requested that I pay for something that the family needed, for example: a new roof, a new well, a new house, money for rice, clothes, wheel chair, etc. When I stated over and over that I was not there to give them money, he finally told my translator to get me out of the village.
At another village, the officials demanded that I provide them with funds to build a new school and when they realized that I would not provide the funds, I was immediately put under house arrest and ordered not to leave the grounds of the People's Committe office. That night, I was ordered to sleep on the dirty wood floor of the office with only a tattered blanket, and one of the security police officer slept next to me to assure that I did not leave the building. To add to my misery, the officer, whose hand had been blown off by a land mine, place his stump on my stomatch all night while he slept. I, of couse, did not sleep a wink and keep thinking who would ever believe that I would be sleeping on the floor of a Communist party office, next to a Viet Cong policeman whose handless arm rested on my belly! It was one of strangest and scarrest night I have experienced. I kept wondering if I was having a nightmare.

Because we were living in a hotel, we had to eat our meals in restaurants. The only place we and most visitors could eat in Da Nang without getting sick was a restaurant called Christies. Every night, we met American marrines and soldiers who were in Vietnam searching for MIA's. They stated that every village had a scam in operation. The village leaders would claim to have burried in the rice fields two or three Americans who had died during the war. It would cost the American $10,000 to dig in the fields and to hire local workers. The officers we talked to claimed that since 1991 they had found nothing and they didn't expect to find anything. They were required to stay in Vietnam Army Hotel for $75 a night and hire the Vietnam helicopter to take them to the village. We were informed that it cost $750 an hour for the helicopter ride. There were about 30 US military personel looking for MIA's in Da Nang and every major city had a silmilar team. It is coating the US milion of dollars and the Vietnamese are laughing all the way to the bank!

After a couple of months, it became very evident to us that we were not needed in VietNam. The orphanage was being very adequately funded by the US Government and the Vietnamese staff was excellent. The kids were attended in the government school, being provided with training in carpentry, sewing, computer, etc ... and a full time physician took care of the medical needs of the children. They had a basketball court, ping-pong tables, television, videos, bicycles, computers, a vegetable farm, and they raised chickens and pigs for income. The Vietnamese claimed that these chidren, in fact, lived better than all other children in Vietnam.

I was able to raise the salaries of all the doctors, and the rest of clinic staff from $30 to $50 a month. The government required every employee to be paid the same amount whether he/she were a doctor or janitor. I also assisted in development of a long term continuing education program for the doctors. A cadiologist from Japan is sponsoring each year, one doctor from the Peace Village Clinic, who will spend six months in her hospital in Osaka for next few years. The first doctor left Osaka in June. I also opened communication with the Hue hospital to accept our doctors into their resisdency program with us paying for the training. I presented this proposal to East Meets West Foundation Board on my last day in the country. Hopefully, the Boad will vote favourably on this program. I feel that it is very inexpensive to train the doctor for $1600.

Several weeks after we arrived in Da Nang, the Forein Minister demanded more money to finish renovating the apartment to purchase furniture. We were aware of this fact that a Vietnamese doctor makes $30 a month and he would pay, perhaps $10-$15 a month to rent that apartment so we politely ignore his demand for more money. He tightened the screws by requiring us to to provide him with a detailed itinerary as to where we would be every hour, two weeks in advance, by holding up our request for a visa extention and by intimidating our Vietnamese office staff. Three months after we arrived, the Foreign Minister said we could move into the house and we did - for one night. It was only partially completed with electric wires dangling from the ceiling, walls partially painted, plumbing unconnected, no furniture and cockroaches crawling everywhere. In a few minutes, I used up a can of insecticide and the floor was covered with two-inch long cockroaches lying on their backs, leg flailing away. We moved back to the hotel after one night. The minister became very upset and advised us to leave the country if we were unhappy. For the first time ever, we experience real fear. We realized that he could jail us or arrange an accident and no one could do anything about it.

Realizing that we were not really wanted or needed in the country, that our contributions would be negligible, and that there was a real threat to our safety, we made the decision to leave Vietnam. We agonized over the decision because we had come to love the children in the orphanage and the people working there as well as at the Peace Village Clinic. We have very warm feelings for the Vietnamese people and the incredibly beautiful country, and we would, someday, like to return there complete the work we have begun.

One day, this generation of leaders will pass on and then Vietnamese will emerge to become to the butterfly of Southeast Asia.



Saturday, April 25, 2009

VGCS Giet Thuyen Nhan 1979 Thảm sát trên đảo Trường Sa




Thảm sát trên đảo Trường Sa

Nguyễn Nhân Chứng






Câu chuyện sau đây được viết ra để tưởng niệm hơn 130 đồng bào trên “ghe ông Cộ” trên đường vượt biển tìm tự do đã bị Việt cộng tàn sát dã man vào tháng Tư năm 1979 ở đảo Trường Sa, và cũng để gửi đến các con yêu quý của ba: Chí Dũng, Đông Nghi, Tì Tì.


Trước khi vào chuyện:

Thời gian gần đây, dư luận đồng bào trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ trước nguồn tin Trung cộng đã xả súng bắn vào ngư dân Việt Nam đang săn bắt hải sản chung quanh khu vực đảo Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam, gây thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản cho ngư dân Việt Nam, Đây không phải là lần thứ nhất Trung cộng xả súng bắn vào ngư dân Việt Nam. Cách đây vài năm, Trung cộng cũng đã xả súng bắn vào ngư thuyền Việt Nam khiến cho 8 người bị chết và nhiều khác bị thương, sau đó Trung cộng còn ngang nhiên bắt giam nhiều ngư thuyền và ngư dân Việt Nam một cách trái phép vô cùng ngang ngược, bất chấp công pháp quốc tế về luật hàng hải. Đây là hai vụ điển hình nhất mà dư luận quốc tế có đưa tin và đề cập đến. Dĩ nhiên, là còn có nhiều vụ khác đã xảy ra nhưng không có người biết đến. Điều đáng để nói là: nhà cầm quyền Việt cộng đã không có lấy một hành động đáng kể nào được xem là để bảo vệ công dân của mình trước các hành động man rợ của Trung cộng. Thái độ nhu nhược và bất lực của Việt cộng trước việc Trung cộng bắn giết bừa bãi dân lành đã bị đồng bào nguyền rủa.

Nhưng đâu có ai biết được một câu chuyện đã xảy ra cách đây 28 năm về trước, cũng tại quần đảo Trường Sa này. Một cuộc tàn sát man rợ khác đã diễn ra, máu đào loang thắm cả một vùng biển, xác người trôi vất vưởng làm mồi cho muôn loài cá. Cuộc thảm sát man rợ này đã diễn ra do chính bộ đội Việt cộng, lực lượng trú đóng trên đảo Trường Sa ra tay thực hiện. Và….. nạn nhân là hơn 130 đồng bào vượt biển tìm tự do trên một con thuyền xuất phát từ thành phố Nha Trang. Trung cộng là giống dân ngoại chủng luôn luôn có ý đồ xâm chiếm Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Trung cộng bắn giết ngư dân Việt Nam cũng do bản chất xâm lăng, đồng thời muốn chứng tỏ thế nước lớn của mình đối với Việt Nam. Thế nhưng, bộ đội Việt cộng xả súng hàng loạt bắn thẳng vào chính những người cùng một dòng máu, cùng một màu da, cùng một ngôn ngữ, mà họ gọi là đồng bào, chỉ vì những đồng bào này đã bỏ nước ra đi vì không chấp nhận một chế độ độc tài cộng sản. Hành động này của bộ đội Việt cộng đã vượt qua mức tưởng tượng bình thường của con người. Hành vi tội ác này của chúng nó, ngày nay đã được đảng cộng sản xóa bỏ để trở thành quá khứ, và những người sống sót trên con tàu oan nghiệt đó trở thành những khúc ruột xa ngàn dậm theo chủ trương của đảng, cho dù những người này không và sẽ không bao giờ quên dược cái đêm kinh hoàng của tháng 4 năm 1979 của 28 năm về trước. Bộ máy tuyên truyền của đảng Vc giờ đây đang cùng với những cá nhân, đảng phái đón gió trở cờ đang cùng nhau diễn xuất kịch bản “xoá bỏ hận thù, hướng tới tương lai ” Người sĩ quan bộ đội cộng sản, người đã trực tiếp ra lịnh thẳng tay tàn sát đồng bào vô tội trên đảo Trường Sa 28 năm về trước, nếu còn sống, có lẽ giờ đây đã biến thành một tay tư bản đỏ giàu sang, và đang ngồi ở vị trí Ủy viên Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Tác giả câu chuyện này xin được viết ra đây câu chuyện của 28 năm về trước, như một nén hương lòng thắp muộn để tưởng nhớ đến hơn 130 đồng bào trên “ ghe ông Cộ ” những người bạn đồng hành của tác giả đã bất hạnh gục ngã trước những họng súng oan nghiệt của những tên Việt cộng cuồng sát. Những người còn may mắn sống sót sau cuộc thảm sát trên, nếu có dịp được đọc những dòng chữ này xin hãy cùng nhau dành một phút để cầu nguyện cho những bạn đồng hành xấu số của chúng ta. Những kẻ theo cộng sản là những kẻ cuồng tín, cuồng sát. Cho nên chúng mới xả súng bắn những người chạy đi, dù là đàn bà hay con trẻ, trong tay không tấc sắt. Dù chúng đổi tên, thay áo bộ đội, vất nón cối, bỏ dép râu….

Nguyễn Nhân Chứng.

Chúa ơi cứu con với !

Tiếng thét đau thương, hãi hùng của người phụ nữ nằm sát cạnh tôi, cùng lúc với một dòng nước ấm văng vào mặt đã khiến cho tôi phải lấy tay vuốt mặt mình và bàng hoàng nhận ra toàn là máu, máu nóng đã ập vào mặt tôi từ người phụ nữ bên cạnh. Tôi ngẩng cao đầu lên một chút để nhìn sang bên cạnh, người phụ nữ đang oằn oại với vết thương một bên đùi vỡ toác do đạn xuyên phá, máu tuôn xối xả. Tôi xót xa nhìn người phụ nữ đang lăn lộn vì đau đớn, nhưng cũng đành bất lực không cứu giúp gì được, vì ngay bản thân tôi cũng đang nằm bẹp dí xuống sàn tàu để tránh đạn.

Đạn vẫn tiếp tục nổ, tiếng rên xiết, la hét, kêu gào, của những người bị trúng đạn quyện vào nhau tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn đến rợn người, âm thanh giữa biên giới của sự sống và cái chết chỉ diễn ra trong một cái nháy mắt, mới còn nghe rên la đó…. một loạt đạn tiếp theo đã ghim chặt vào thân người, lập tức tiếng rên la im bặt, một con người đã vĩnh viễn ra đi, những người khác tiếp tục rên la, chờ đợi loạt đạn tiếp theo cướp lấy mạng sống của mình. Tôi tự nhủ thầm, muốn sống còn phải rời bỏ con tàu ngay lập tức. Tôi vùng dậy, và nhận ra con tàu đang chìm dần từ phía sau của thân tàu, phía trước của con tàu đã bị đạn pháo bắn gãy, đang chổng lên trời. Trước mặt tôi, chung quanh tôi, máu thịt văng tung tóe, thây người nằm la liệt, một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng chứng kiến. Thần kinh tôi tê cứng vì sợ hãi khiến tôi muốn khụy xuống, nhưng bản năng sống còn của con người trong tôi bừng sống dậy, tôi lao mình ra khỏi con tàu phóng xuống biển vừa lúc một cơn sóng biển chụp tới cuốn tôi rời xa con tàu. Thật là may mắn, tôi vừa rời xa con tàu thì dường như cùng một lúc, một trái đạn pháo kích rớt chính xác ngay giữa con tàu khiến con tàu gãy đôi và chìm xuống biển, mang theo toàn bộ số người có mặt trên tàu lên tới trên 130 người.

Trên mặt biển bây giờ đã không còn thấy bóng dáng con tàu đâu nữa, thay vào đó là những vật dụng bể nát của con tàu, những tấm ván bể nổi trôi lềnh bềnh trên sóng nước. Xác người chết ! xác người chết trôi nổi quanh tôi, phụ nữ, đàn ông, con nít, già có, trẻ có. Tất cả, không một ai còn được toàn vẹn thân thể, không một ai còn sống cả….. Có lẽ tôi là người sống sót duy nhất còn lại của con tàu, ngoài tôi ra thì chỉ còn lại toàn rặt là xác của người chết. Máu, là máu, từng vệt loang dài chảy ra từ vết thương của những xác chết, theo dòng nước trôi quanh tôi. Thủy triều đang lên, tôi rùng mình nghĩ đến đàn cá mập đói đang lẩn quẩn quanh đây chờ thủy triều lên cao sẽ theo mùi máu mà kéo đến, thì cho dù tôi có còn sống thì vẫn phải làm mồi cho đàn cá mập như những xác chết kia mà thôi! Tôi vươn tay cố gắng chụp lấy một mảnh ván để bám vào, tôi bám chặt vào mãnh ván, nhắm mắt lại cầu nguyện, dọn mình chờ chết, và trong cái khoảnh khắc tuyệt vọng đó tôi đã nghĩ đến gia đình, nghĩ đến những người thân thương ruột thịt, đã không biết được rằng tôi đã bỏ thây giữa biển cả và làm mồi cho cá mập. Vĩnh biệt tất cả……

————————————————————————————


Câu chuyện bắt đầu:
Chuẩn bị ra đi tìm tự do, dân chủ, hạnh phúc, ấm no


3 giờ sáng thành phố Nha Trang vẫn còn chìm trong giấc ngủ, hàng trụ điện bên đường Nguyễn Thái Học tỏa ánh sáng mờ mờ, soi bóng tôi trên đường. Vai mang cái phao (loại ruột xe hơi được bơm căng lên) giả làm dân đi tắm biển sớm (đối với người dân Nha Trang thì việc có người đi tắm biển vào lúc 3- 4 giờ sáng là chuyện thường) tôi rảo bước thật nhanh hướng về phía biển cho kịp giờ hẹn. Xuống tới bãi cát, tôi đưa mắt nhìn quanh dò xét địa thế, bãi biển vắng lặng không một bóng người, tôi yên tâm cởi bỏ áo ra chỉ mặc chiếc quần cụt, giả vờ làm vài động tác thể dục trước khi bước xuống nước. Từ xa, về phía biển có ánh sáng mù mờ của một chiếc thuyền câu đang tiến vào bờ, tôi lại đảo mắt nhìn quanh kiểm soát lần cuối trước khi rời bãi cát. Bước xuống nước, tôi nhoài người bơi nhanh về hướng chiếc thuyền câu, trả lời đúng mật mã, một bàn tay vươn ra kéo tôi lên chiếc thuyền. Thuyền lướt nhẹ trên mặt biển hướng về “Hòn Tre” cá nhân tôi thì phải nằm sát xuống khoang thuyền không được ngồi dậy cho đến khi tới chỗ ẩn nấp ngoài đảo Hòn Tre.

Hòn Tre là một hòn đảo lớn, nằm cách bờ biển và hải cảng Nha Trang khoảng chừng 6 cây số, cư dân trên đảo này rất ít chỉ chừng vài chục gia đình, hầu hết đều sinh sống bằng nghề chài lưới. Nơi đây cũng là nơi ẩn nấp của các tàu thuyền và ngư dân mỗi khi gặp gió bão. Con thuyền chạy được chừng hơn tiếng đồng hồ thì tới một cửa động nằm khuất sâu vào phía trong trên đảo Hòn Tre, rất khó mà tìm thấy nếu không quen thuộc được địa hình nơi đây. Từ phía ngoài nhìn vào, tôi chỉ nhìn thấy một màu tối đen, bằng ánh sáng của cái đèn (pin) do người ngồi trước mũi soi sáng, chiếc thuyền câu từ từ lướt nhẹ vào động. Tôi được bỏ xuống đây để ẩn trốn chờ đêm đến sẽ ra “ tàu lớn ”. Một tốp 5 người đàn ông chạy ra đón tôi, ai nấy đều trần như nhộng, không mặc một thứ gì trên người ( sau này thì tôi cũng như họ vì không khí trong động rất oi bức khó chịu ) họ là những người đã đến trước tôi từ đêm hôm trước, cũng để chờ để ra tàu lớn. Trời đã sáng tỏ, nhưng từ phía bên trong động, chúng tôi nhìn ra bên ngoài cũng chỉ nhìn thấy được một vệt ánh sáng rất mờ, yếu ớt chiếu sáng vào trong động. Lúc này trong động chúng tôi cũng đã lờ mờ nhìn thấy được nhau, thật là một cảnh tượng sống động có một không hai mà trong cuộc đời của tôi đã được tận mắt nhìn thấy, 5 ông Adam của thời kỳ hồng hoang, ăn lông ở lỗ, trên người không một mảnh vải che thân, đang đứng giữa một thạch động thiên nhiên thì thào to nhỏ với nhau, vì cứ sợ bên ngoài nghe được. Nhưng thật ra thì có hét to lên cũng chẳng có ai người ta nghe thấy. Không khí trong động đã bắt đầu oi bức dần lên, tôi cũng phải lột bỏ cái quần cụt mang trên người để trở thành người tiền sử như những người khác.

Qua câu chuyện, tôi được biết nơi đây là nơi cất giấu dầu chạy máy dùng cho chuyến vượt biển, mỗi ngày một ít số dầu tồn trữ được tăng dần lên theo với thời gian, và đây là giai đoạn chót cho nên 5 người họ đã ở lại luôn trong thạch động, chờ tối nay thì sẽ chuyển sang tàu lớn. Tôi được chia cho một ít cơm với muối mè đã được vắt cục lại với nhau để đỡ đói chờ đêm đến ra tàu lớn, nằm ngả lưng trên mặt đá lởm chởm, tôi liên tưởng đến chuyến vượt biển đêm nay và cầu nguyện ơn trên cho mọi việc được thông suốt, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến tương lai không biết rồi sẽ đi về đâu, tôi bồi hồi tấc dạ. Đêm đến, ánh đèn pin từ cửa động chiếu ánh sáng vào, cùng với tiếng người nói chuyện với nhau. Rõ ràng là không phải những người trong ban tổ chức, mọi người nín thở chờ đợi, mọi người đều nằm ép sát mình xuống mặt đá, không dám cử động mạnh, cũng may là từ phía ngoài nhìn vào thì chỉ thấy một màu tối đen, nên chúng tôi đã không bị phát giác.

Thời gian chờ đợi tưởng chừng như vô tận, sau cùng thì nhóm người đó cũng bỏ đi, chúng tôi thở ra nhẹ nhõm. Một anh trong nhóm chúng tôi cho biết, đó là những người đi “soi mực” ban đêm và anh đoan chắc rằng họ chỉ vô tình đi lạc vào đây mà thôi. Vào khoảng giữa đêm thì chiếc thuyền câu liên lạc đã trở lại thông báo cho biết là: tối nay không thể khởi hành được vì có sự trục trặc do lý do an ninh. Mọi người lộ vẻ thất vọng, nhưng cũng đành phải nhận lấy phần lương thực cho ngày mai và tiếp tục chờ đợi. Thời gian chờ đợi trong thạch động dường như dài vô tận, chúng tôi chỉ có việc ăn xong rồi nằm hoặc đi lại cho giãn gân cốt, trò chuyện thì hạn chế tối đa vì lo sợ bị phát giác. Một ngày một đêm đã trôi qua, mọi người nôn nóng chờ tin từ con thuyền liên lạc, bóng đêm lại phủ đầy bên ngoài cửa động, con thuyền liên lạc đã trở lại và tiếp tục báo tin buồn vẫn chưa thể khởi hành được, chúng tôi nóng ruột thấy rõ, người đưa tin thì chỉ làm nhiệm vụ đưa tin và chuyển lương thực cho chúng tôi xong thì rút lui. Đêm thứ ba, bóng con thuyền đưa tin đã trở lại, lần này có vẻ hối hả hơn hai đêm trước, theo sau nó là ba chiếc thuyền câu khác nối đuôi nhau tiến vào thạch động, tôi đoán là giờ khởi hành đã tới. Quả đúng như tôi dự đoán, chúng tôi được lịnh “bốc” toàn bộ số dầu chạy máy lên bốn chiếc thuyền câu cùng với mọi người rời thạch động ra tàu lớn. Giây phút quan trọng đã đến, chúng tôi lần lượt chuyển hết số dầu lên thuyền, còn chúng tôi thì nằm sát xuống thuyền bên trên được phủ một tấm nylon để che kín. Bốn chiếc thuyền câu theo hàng dọc lặng lẽ rời thạch động hướng về tàu lớn. Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi đã cập được sát tàu lớn đang bỏ neo chờ chúng tôi.

“Tàu lớn” là một chiếc ghe đi biển của ngư dân, dài khoảng 15 thước, rộng chừng 3 thước, mà dân trong nghề đi biển gọi là “3 lốc đầu bạc”, dầu được chuyển cấp tốc và nhanh chóng lên tàu lớn, chúng tôi cũng đã lần lượt leo lên tàu lớn. Tàu nhổ neo, chạy ở vận tốc bình thường như là một chiếc tàu đánh cá bình thường khác đang hoạt động quanh đó. Tôi leo lên mui tàu tìm chỗ ngồi, tôi đã giật mình kinh ngạc khi nhìn thấy toàn bộ số người có mặt trên tàu. Đông quá! Chỗ nào cũng có người ngồi chen chúc, nhưng rồi tôi cũng không lấy làm quan tâm cho lắm, miễn sao con tàu cứ tiếp tục hướng mũi ra khơi hướng về Philippines. “Tháng ba bà già đi biển” câu thành ngữ của những người hành nghề đánh cá, rất đúng trong trường hợp của chuyến vượt biển đêm nay. Mặt biển phẳng như gương, bầu trời trong vắt với muôn vì sao lấp lánh. Sau khi đã bỏ xa khu vực đánh cá trong vùng, con tàu mở hết tốc lực hướng mũi ra khơi. Mặt trời đã ló dạng từ phía chân trời, trời đã dần sáng tỏ, từ trên mui tàu tôi có dịp quan sát rõ hơn toàn bộ khung cảnh trên tàu, điều khủng khiếp đập vào mắt tôi đầu tiên là mặt nước biển chỉ cách bẹ tàu có chừng non 1 thước, chứng tỏ con tàu đang bị khẳm vì chở quá nặng, con tàu như đang oằn mình trườn tới phía trước với sức nặng vượt quá mức cho phép.

Trên khoang tàu la liệt là người, trước mũi, sau khoang, chỗ nào cũng có người. Nắng đã lên cao, tuy mới sáng sớm nhưng nắng giữa đại dương đã mang lại cái nóng khó chịu trong người rồi, vài người đã cởi áo ra cũng như tận dụng hết tất cả những gì khả dĩ có thể che nắng được để tránh cái nắng đã bắt đầu gay gắt. Chỗ duy nhất có thể tránh nắng được là cabin tàu đã được dành riêng cho gia đình chủ tàu, các hầm tàu bình thường dùng để làm nơi chứa cá sau khi thu hoạch được, đã được gỡ bốc nắp hầm đi dùng làm nơi tránh nắng, nhưng có lẽ dưới hầm tàu không khí quá ngột ngạt oi bức nên cứ chốc chốc lại có người trồi lên để hứng lấy khoảng không khí trống trải trên tàu, có người leo lên khỏi miệng hầm thì cũng có người lại chui xuống dưới hầm tàu, cái quy trình “cắc cớ” này cứ thế mà tiếp diễn trong suốt cuộc di hành. Vài tiếng khóc của trẻ em đã nổi lên vì khát nước, chủ tàu ra lịnh cung cấp nước uống cho mọi người, người lớn thì được ba nắp “ bi đong “, con nít được gấp đôi trong ngày đầu tiên, cứ cách khoảng chừng 1 giờ đồng hồ thì lại cấp tiếp cho con nít, người lớn thì phải chịu nhịn lâu hơn. Vì ngồi trên mui cabin nên tôi đã nói chuyện được với gia đình chủ tàu, theo như họ cho biết thì chuyến đi đã bị gặp khó khăn do địa điểm bị tiết lộ ra bên ngoài bởi những người chung vàng cho chuyến đi, do đó thân nhân của những người này đã “canh me” rất sát chuyến đi. Đó cũng là lý do khiến chúng tôi phải chờ đợi trong thạch động hết hai ngày đêm, đêm thứ ba chủ tàu quyết định phải ra đi bằng mọi giá trước khi việc đổ bể. Tàu cập sát bờ biển nơi “kho gạo” để bốc người, số người dự trù chính thức là gần 60 người. Không ngờ, khi tàu cập vào bờ thì người ở mọi ngõ ngách túa ra leo lên tàu, và vì không muốn bị lộ nên chủ tàu đành phải chở hết số khách không có trong danh sách, sau khi kiểm soát lại thì được biết là con số người đã lên đến hơn 130 người.

Trời đã vào chiều, gió thổi lạnh, một đàn cá heo “dolphin” bơi cập theo hông tàu trông rất đẹp mắt, mặt trời đỏ ối đang từ từ lặn xuống chân trời, bóng tối bắt đầu phủ xuống, con trăng thượng tuần treo lơ lửng trên đầu, bóng con tàu trông thật cô đơn giữa biển cả mênh mông, con người đã trở nên vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên, đâu đó văng vẳng tiếng cầu nguyện, lúc đầu nhỏ, sau to dần lên, và không hẹn hầu như mọi người trên tàu đều cầu nguyện theo tôn giáo mình. Biển hoàn toàn vắng lặng, không có bóng một con tàu nào qua lại, không gian là một màu đen che phủ đến lạnh người, con tàu vẫn lầm lũi lướt tới, tôi được anh tài công người của chủ tàu đưa cho một “ tấm bạt ” loang đầy dầu mỡ để che lạnh, tôi cùng vài người khác quây quần phía bên trong tấm bạt cho bớt lạnh. Một ngày một đêm đã trôi qua trong an bình, mọi người thầm cảm tạ ơn trên đã che chở cho con tàu. Ngày thứ hai, nắng dường như gay gắt hơn, nắng như đổ lửa xuống những tấm thân đã rộp lên vì bị phỏng nắng, tiếng con nít khóc vang trời. Nước ! Nước đã trở thành một thứ quan yếu bật nhất trên tàu, chủ tàu đã cử bốn thanh niên lực lưỡng đứng canh gác khu vực để nước. con nít được ưu tiên tăng lượng nước uống lên từ 6 nắp lên 8 nắp, nhưng người lớn thì bị giảm xuống chỉ còn có một nắp mà thôi.

Ngày qua đi, đêm lại xuống, tiếng kinh cầu lại vang lên, thỉnh thoảng lại có tiếng nôn oẹ vang lên, đoàn lữ hành nằm dã dượi trân mình hứng chịu khí hậu lạnh lẽo của đại dương về đêm. Ngày hứng chịu cái nắng khủng khiếp, đêm về lại phải đón nhận cái lạnh, chỉ mới có hai ngày mà những con người khốn khổ đã teo hóp lại, sức đề kháng dường như đã không còn nữa. Ngày thứ hai cũng trôi qua bình an, nhưng đoàn người thì đã hoàn toàn đuối sức, ai nằm chỗ đó, phó mặc cho con tàu muốn đưa mình đi tới đâu thì đi. Trưa ngày thứ ba thì sóng gió đã nổi lên, mặt biển đã không còn phẳng lặng nữa, gió đã nổi lên kéo mạnh từng cơn, bầu trời vần vũ, mây đen kéo về đen kịt, từ xa từng ngọn sóng bạc đầu đang kéo tới. Sóng to, gió mạnh, khiến con tàu chao đảo liên tục, từng cơn sóng cao vời bốc con tàu lên cao, nhìn xuống dưới là một hố sâu thẳm đến rợn người. Tôi cùng những người khác trên mui phải leo xuống khoang tàu, vì quá nguy hiểm nếu cứ tiếp tục ở lại trên mui tàu. Đang ở giữa trưa mà tôi cứ ngỡ rằng là đang lúc chiều tối vì bầu trời tối đen, chủ tàu trấn an mọi người rằng: ”Đây là chuyện thường thôi, chỉ là “gió Nam”, gió Nam thì mấy người làm nghề biển coi như cơm bữa.” Hư thật ra sao không biết, nhưng mọi người đã quá hoảng sợ và trở nên nhốn nháo, khiến con tàu đã bị sóng nhồi chao đảo lại thêm tròng trành như muốn lật úp. Chủ tàu phải hét lớn ra lịnh, không được nhốn nháo, nếu không muốn tàu bị lật thì ai ở đâu ngồi đó. Con tàu chuyển mình kêu răng rắc như muốn vỡ ra từng mảnh nhỏ, khiến mọi người đang lúc hoảng sợ càng thêm hoảng sợ, tiếng than khóc, tiếng gọi nhau vang lên thảm thiết, người ta dồn cục vào với nhau như để tìm sự che chở cho nhau.

Mưa đã bắt đầu trút xuống, ngày càng nặng hột hơn, mưa giăng trắng xóa cả một khoảng không gian rộng lớn giữa đại dương, con tàu vẫn trồi lên hụp xuống tưởng chừng như muốn hất văng những thuyền nhân xuống biển. Con tàu đã phải chuyển hướng, không thể nào đi theo hướng đã định mà phải cập theo sóng để tránh cho tàu khỏi bị lật úp, người tài công chính của tàu, người nắm giữ sinh mạng của hơn 130 thuyền nhân, giờ đây đang gồng mình ôm chặt bánh lái với sự giúp sức của hai người khác để giữ cho con tàu khỏi bị lật, giữ cho con tàu khỏi bị lật đã là một việc vô cùng khó khăn lắm rồi, việc nhận rõ phương hướng đã không còn được đặt ra nữa. Con tàu đã thật sự lạc mất phương hướng, mặc cho sóng gió đưa đẩy, mọi người chỉ còn biết cầu nguyện và phó mặc số mệnh vào sự may rủi mà thôi. Cơn bão vẫn tiếp tục quần thảo từ trưa đến tối, nhồi con thuyền xoay vòng giữa cơn bão dữ, những người trên tàu giờ đây đa số đã phải chui vào hầm tàu để tránh khỏi bị hất văng xuống biển.

Đến tối thì cơn bão chấm dứt, mọi người ngoi ngóp bò dậy, may mắn thay suốt cơn bão dữ mọi người vẫn được bình an dù đã phải trải qua một ngày kinh hoàng khiến ai nấy không còn lòng dạ nào nghĩ đến việc tiếp tục di hành thêm nữa. Có ánh đèn ! Có ánh đèn ! Một người la to, rồi nhiều người khác cùng la, cứ tưởng như là mơ. Nhưng quả thật, từ hướng bên phải của con tàu có ánh đèn leo lét khi ẩn khi hiện do sự trồi lên hụp xuống của con tàu. Tài công hướng mũi con tàu chạy thẳng vào nơi có ánh đèn, trông thì gần, nhưng thật ra thì tàu phải chạy gần hai giờ đồng hồ mới đến được. Càng đến gần thì mọi người nhận ra đó là một hòn đảo, đảo nhưng có ánh đèn, nghĩa là có người sinh sống trên đảo. Mọi người mừng rỡ quỳ tạ ơn trên đã dẫn dắt con tàu đến nơi bình an. Con tàu đang ngon trớn, bỗng nghe đánh….. ầm một tiếng lớn, tiếng máy tàu gầm rú liên hồi, anh tài công la lớn “Ghe mắc rạng”, anh tài công cố gắng bằng mọi cách để xoay chuyển con tàu nhưng đành bó tay đứng nhìn, nhìn mũi tàu ghếch cao ở phía trước, tôi đoán là con tàu đã “cưỡi” lên đá ngầm rồi. Từng đợt sóng mạnh mẽ đánh vào mạng tàu như muốn phá vỡ con tàu ra làm trăm mảnh. Nhìn vào phía trong đảo, thấy không còn xa lắm, từ chỗ con tàu gặp nạn vào đất liền khoảng chừng vài trăm thước. Phải rời tàu đi tìm phương tiện cấp cứu thôi, có người lên tiếng đề nghị. Thế là một số trai tráng khỏang chừng 20 người trong đó có tôi, tình nguyện rời tàu đi vào đảo tìm phương tiện cấp cứu, chúng tôi được quấn dây thừng thật chặt rồi lần theo đó mà vào chỗ nông hơn để đi vào bờ, thật may mắn là vào lúc đó thủy triều đang rút xuống cho nên chúng tôi có thể đi bộ vào đảo được, dưới chân tôi là muôn ngàn những con cầu gai cùng với các loại vỏ nghêu, vỏ ốc, mà tôi đã phải giẫm lên khiến cho lòng đôi bàn chân bị cắt đứt ngang dọc, khiến đau rát buốt óc. Chúng tôi lần mò, nối đuôi nhau tiến vào đảo, đặt chân được lên bãi cát trên đảo, chúng tôi nằm nhoài ra nghỉ lấy sức. Hồi tưởng lại cơn bão vừa qua, tôi vẫn còn hãi hùng và thầm cám ơn ơn trên đã che chở, bằng không có lẽ giờ này chúng tôi đã vùi thây giữa lòng biển cả rồi. Lấy lại được sức, đoàn người tiếp tục bước sâu vào trong đảo, riêng tôi thì còn quá mệt nên cũng chẳng vội vã bước theo họ. Vì lý do đó, cho nên tôi trở thành người cuối cùng ở sau chót của đoàn người. Bất ngờ, hàng loạt đèn pha từ phía trong đảo bật sáng chiếu thẳng vào chúng tôi. Có tiếng hô to….. ai đó, đứng lại, vào đây làm gì? Lúc đầu chúng tôi nghe không rõ vì gió biển thổi cùng với tiếng sóng, hơn nữa họ lại nói tiếng Việt phát âm giọng Bắc khiến chúng tôi ngỡ là một thứ tiếng ngoại quốc, có thể là tiếng Phi. Chúng tôi đã vô cùng mừng rỡ vì biết được mình đã tới nơi chốn mà mình muốn.

Chúng tôi vừa đưa cả hai tay lên trời, vừa làm dấu cho họ biết rằng chúng tôi đến đây là do thiện chí và cứ thế tiếp tục bước tới. Nhưng càng đến gần thì chúng tôi nhận ra rõ ràng là tiếng Việt chứ không phải là tiếng ngoại quốc. Có tiếng hô qua loa phóng thanh. Tất cả đứng lại….. nếu không sẽ bị bắn bỏ. Trời ạ…… chúng tôi đã lạc vào đảo của Việt Nam rồi! Chúng tôi lập tức đứng lại, hai tay vẫn đưa thẳng khỏi đầu, chúng tôi hội ý với nhau là: để qua mặt được họ, chúng tôi phải nói rằng tàu vượt biên do nhà nước tổ chức ra đi. Khi nói như vậy, chúng tôi ngầm hai ngụ ý: Thứ nhất, khi biết là chúng tôi ra đi do nhà nước tổ chức thì họ sẽ tìm phương tiện giúp chúng tôi. Thứ hai, nếu không giúp được gì thì họ cũng sẽ không làm khó dễ chúng tôi, trường hợp tệ lắm là họ sẽ bắt trở về đất liền để đi tù, trong trường hợp này thì mọi người sẽ an toàn hơn cả. Giọng nói kia tiếp tục vang lên: Tất cả đứng yên tại chỗ đợi lịnh……Thời gian lặng lẽ trôi qua trong ngột ngạt. Khoảng chừng hơn 10 phút, thì đột nhiên từ phía bờ cát một loạt lửa da cam tóe lên cùng lúc với những tràng súng liên thanh nổ rền trời, tôi giật mình ngó về phía đoàn người. Tôi như bị hoa mắt vì thấy máu từ các thây người phun ra khắp nơi, thây người đổ ập xuống, tiếng rên la thảm thiết vang lên như muốn xé tan màn đêm. Việt cộng giết người….. nghĩ thế xong là tôi vội vàng bò hết tốc lực để tránh ra xa khỏi đoàn người và đứng lên vùng chạy về phía biển, vài người khác trong đoàn người cũng cố gắng mang thương tích vùng chạy ngược trở ra biển, một số chỉ chạy được nửa chừng rồi thì ngã xuống nằm lại luôn. Bằng tất cả sức lực còn lại trong người, tôi chạy thẳng và nhào người ra biển, giẫm lên cầu gai, võ nghêu, võ ốc mà chạy càng xa, càng tốt, trong tôi bây giờ không còn có cảm giác đau đớn do bị cầu gai đâm thủng chân nữa, tôi hoàn toàn ở trong trạng thái vô cảm. Sau cùng thì tôi cùng vài người khác cũng đã chạy ra được nơi con tàu mắc cạn. Mọi diễn biến trên đảo đã được chúng tôi tường thuật lại, thực ra thì mọi người đã nghe được tiếng súng nổ tuy không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng cũng phần nào đoán ra được là đã có chuyện không lành. Khi nghe chúng tôi báo cáo lại mọi chuyện, mọi người đã vô cùng hoảng sợ. Tất cả đàn ông, trai tráng trên tàu, đều được huy động xuống để đẩy con tàu ra khỏi vùng đá ngầm.

Trời đã phụ lòng người ! Sức của con người làm sao chống chọi lại với sức mạnh của thiên nhiên, chúng tôi cố đẩy được con tàu xê dịch đi một chút, thì lập tức các ngọn sóng lại đánh đẩy con tàu trở về vị trí cũ. Đang lúc tất cả đang cố gắng đẩy con tàu thì súng lại nổ vang rền, đạn bay như rải về phía con tàu. Có tiếng thét kinh hãi… có người trúng đạn… có người trúng đạn, tiếp theo là những tiếng khóc, tiếng kêu gào, khung cảnh rối loạn cả lên, mạnh ai người đó chạy tìm chỗ nấp, nhưng nấp vào đâu bây giờ, giữa trời nước bao la và con tàu khốn khổ đang phải hứng chịu những vết đạn từ những con người tàn bạo? Súng đã thôi nổ liên hồi, nhưng vẫn tiếp tục nổ cầm chừng, và thỉnh thoảng lại có người gào lên kêu cứu khi thân nhân mình trúng đạn. Phải ở vào hoàn cảnh trên thì mới có thể cảm nhận được hết cái không khí dã man, tàn bạo, đầy khủng bố mà không thể có ngòi bút nào lột tả được hết. Súng vẫn nổ lai rai, đoàn người vẫn cố gắng trong tuyệt vọng để đẩy con tàu. Nhưng bất lực! Hoàn toàn bất lực! Mọi người đã kiệt sức vì đói lạnh, da thịt mọi người đã thâm tím đi vì lạnh. Tất cả đều buông xuôi leo lại lên tàu phó mặc cho trời. Suốt đêm đạn vẫn nỗ, người tiếp tục chết vì đạn, tiếng kêu khóc vẫn cứ vang lên mỗi khi có người trúng đạn chết. Từ nơi xa xa, có thấp thoáng ánh đèn chiếu sáng từ một hòn đảo khác bên cạnh. …………..

Trời sáng dần, tiếng kẻng buổi sáng phía trong đảo vang lên. Đoàn người tội nghiệp dõi mắt về hướng đảo trông chờ phép lạ. Trên đảo nhộn nhịp hẳn lên, bộ đội chạy tới chạy lui, gia đình thân nhân vợ con của bộ đội cũng chạy ra đứng nhìn con tàu nghiêng ngả. Đàn bà, con nít trên tàu được cho lên mui tàu hướng về trong đảo quỳ lạy xin được cứu giúp. Tiếng kêu khóc vang dội trời xanh, những con người Việt Nam khốn khổ đang quỳ lạy những con người Việt Nam khác ngừng tay bắn giết đồng bào mình. Lịch sử Việt Nam từ bao nhiêu ngàn năm nay chưa bao giờ có những trang sử ô nhục như thế này. Ô kìa…. phép lạ xảy ra, có bóng của những bàn tay vẫy phất như báo cho thuyền nhân biết là họ có thể vào bờ được rồi, những cái vẫy tay mời gọi từ phía trong đảo đã làm mọi người như sống lại. Ưu tiên cho đàn bà và con nít vào trước, dây thừng được lấy ra quấn chặt vào mình, cùng với sự giúp sức của vài thanh niên, sợi dây thừng dài được nối từ con tàu vào thân của những người xuống tàu lôi vào bờ. Đoàn người rời con tàu xa dần dần tiến vào bờ, dây thừng vẫn được quấn chặt vào người, cách bờ chừng 100 mét nhưng vẫn chưa thấy người từ trên bờ ra cứu giúp. Bỗng nhiên súng lại nổ. Trời ơi! súng nổ nhắm vào những người đang quấn chặt dây thừng ngang mình để vào bờ, thế là chỉ còn có chờ chết mà thôi, làm sao mà có thể chạy thoát được khi sợi dây oan nghiệt đang trói mọi người lại với nhau. Không một ai còn sống sót qua trò chơi man rợ của lũ người không tim trên đảo. Tiếng kêu gào thảm thiết lại vang lên của những người chồng, người cha, khi nhìn thấy cảnh vợ con mình bị bắn giết vô cùng man rợ như trên. Đàn bà con nít lại được đưa lên mui tàu chấp tay hướng vào đảo mà van lạy xin được buông tha, đáp ứng lại những lời van xin thảm thiết này là những tràng đạn lại nổ tiếp, bóng người đàn bà với tư thế hai tay chấp vào nhau vì đang quỳ lạy ngã chúi xuống biển từ trên mui tàu, cùng lúc với các em trẻ bật ngửa ra sau giẫy chết vì trúng đạn. Tàn bạo, man rợ, không thể nào tả hết.

Tàu vướng đá ngầm rồi, phải rời tàu thật nhanh.


Nắng đã lên cao, từ trong đảo bóng dáng bộ đội Việt cộng chạy lại ụ súng được mọi người trên tàu nhìn thấy rõ mồn một. Tấm phông che súng được kéo xuống, nòng súng được hạ xuống. Trời ơi !….. Một cây súng pháo với nòng súng dài có đến 10 thước đang hiện ra trước mắt mọi người trên tàu. Kinh hãi…. hỗn loạn trên tàu đã diễn ra, chỉ cần một trái đạn pháo từ khẩu súng đó mà trúng vào con tàu thì tất cả chỉ còn là tro bụi. Cầu nguyện, và dọn mình chờ chết, vì sẽ không còn ai sống sót sau khi trái đạn được khai hỏa bắn trực xạ vào một mục tiêu cố định là con tàu. Nhưng không, tấm phông đã được kéo lại che đậy khẩu súng, nòng súng đã được nâng lên cao, không còn ở vị trí sẵn sàng nhả đạn nữa. Bóng dáng bộ đội lại chạy nhốn nháo, và họ đang lấp ráp chân “ đế ” của cây súng cối. Dã man, tàn bạo, bộ đội cộng sản Việt Nam vì tiếc một quả đạn súng pháo lớn, nên đang thay vào đó là đạn súng pháo nhỏ hơn, và đó là trò chơi giết người của họ.

Ầm…. quả đạn đầu tiên được bắn ra rớt xuống biển cách con tàu chừng vài thước, mọi người chưa kịp hoàn hồn thì. Ầm…. quả đạn thứ hai rớt chính xác ngay mũi tàu, thịt xương văng tung tóe, máu đổ chan hoà, cùng lúc với hàng loạt đạn lớn nhỏ vang rền khắp nơi, tay chân, máu thịt, vung vãi ở khắp mọi nơi trên tàu, con người lăn lộn, vật vã với vết thương, khung cảnh của địa ngục trần gian đang phơi bày trước mắt tôi. Sau tiếng thét đau thương, hãi hùng của người phụ nữ nằm bên cạnh tôi. Tôi vùng dậy, nhoài mình phóng ra khỏi con tàu, một ngọn sóng cuốn tôi ra xa cùng lúc với một trái đạn khác rớt ngay giữa thân tàu, con tàu gẫy đôi và chìm xuống biển. Tất cả sự kiện xảy ra chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, sau khi tiếng kẻng buổi sáng trên đảo vang lên.

Chung quanh tôi xác người chết trôi vất vưởng khắp nơi, những người còn sống sót thì vẫn phải đang lặn hụp với từng cơn sóng biển, và từ trong bờ đảo những tên bộ đội Việt cộng khát máu vẫn giương súng nhắm bắn vào những người sống sót, rất may là nhờ sóng biển nhồi lên hụp xuống mà cái đầu tôi trở thành một mục tiêu khó bắn trúng của những kẻ sát nhân, có người đang cố gắng bơi ra xa khỏi tầm đạn, nhưng nửa chừng thì tôi bỗng thấy nằm bất động trôi vật vờ trên biển, tôi biết rằng họ đã trúng đạn hoặc chết vì vết thương quá nặng. Thủy triều đã lên cao, sóng biển không còn đánh mạnh nữa, và cũng chính vì vậy mà những người sống sót khó tránh khỏi tầm ngắm của lũ sát nhân. Tất cả đã vĩnh viễn ra đi, tôi cũng đã trôi ra xa khỏi tầm đạn và đang nằm chơi vơi giữa đại dương bao la, khung cảnh hoàn toàn im lặng đến rợn người. Tôi nhắm mắt lại cầu nguyện, nghĩ đến gia đình đang còn ở lại đất liền xa xôi, chỉ trong chốc lát nữa thôi những con cá mập sẽ kéo tới và tôi sẽ chết vì bị cá mập ăn. Nghĩ tới cá mập, tôi hoảng sợ mở mắt ra. Và kìa, từ hướng xa tôi nhìn thấy một chiếc thuyền câu đang trôi về hướng tôi. Thoạt đầu, tôi cứ tưởng bộ đội công sản Việt Nam hạ quyết tâm đuổi tận, giết tuyệt, nên không dám bơi lại gần. Nhưng nhìn kỹ lại thì tôi nhận ra trên chiếc thuyền đó hoàn toàn im lặng, không có một sự di động của bất cứ người nào trên thuyền, tôi hơi vững tâm và cố gắng bơi lại gần thuyền. Nắm được be thuyền và leo lên thì tôi trông thấy có người trên thuyền, nhưng mọi người đang nằm ở tư thế ẩn nấp. Thấy tôi leo lên thuyền họ bèn quay lại sụp lạy tôi và xin tha mạng, tôi không có thời giờ giải thích gì cả, bật ngửa ra nằm bất động trên sàn tàu. Sau khi đã hoàn hồn và hỏi chuyện nhau thì tôi mới vỡ lẽ ra họ cũng trôi dạt vào đây và cũng bị bắn như chúng tôi. Thuyền của họ xuất phát từ Phước Tỉnh, Bà Rịa, trên tàu gồm 13 người gồm 11 người đàn ông và 2 đứa trẻ, bé chị vào khoảng 9 tuổi, bé em trai khoảng 6 tuổi. Ba của hai em bé này đã bị bắn vỡ đầu nằm chết ở phía mũi thuyền, một thanh niên khác bị bắn nát mất phần vai hai bên, hai cánh tay chỉ còn dính liền bởi phần da còn lại trên vai, đang nằm thôi thóp thở dưới hầm máy, tình trạng cho thấy là anh này sẽ khó thoát chết do vết thương quá nặng. Trong khi con thuyền đang trôi vật vờ như thế thì cũng có được 4 người khác từ chiếc tàu bị bắn chìm trước đó thoát chết, leo lên được con thuyền mà chúng tôi đang có mặt. Như vậy là tổng cộng số người thoát chết của hai chiếc thuyền là 16 người, con số trên 130 người đã bị bắn chết vùi thây dưới lòng biển lạnh.

Sóng lớn quá, có người rơi xuống biển.


Con thuyền cứ tiếp tục trôi vật vờ trên biển, nhưng càng lúc càng rời xa khu vực nguy hiểm, lúc này đã vào khoảng 10 giờ sáng, nhìn sang bên trái của con thuyền, chúng tôi nhìn thấy một hòn đảo khác cách chúng tôi không xa lắm. Nghĩa là con thuyền của chúng tôi đang nằm giữa vị trí của hai hòn đảo. Hòn đảo này tôi đoán có lẽ là hòn đảo mà chúng tôi đã thấy thấp thoáng ánh đèn từ đêm hôm trước, đêm hôm bị bộ đội Việt cộng tàn sát. Chúng tôi quyết định phải rời xa hai hòn đảo này càng sớm càng tốt nếu còn muốn sống. (Đây là một quyết định sai lầm mà chúng tôi đã phải trả giá rất đắt, sẽ được nói đến ở đoạn sau) chúng tôi dùng mái chèo cố gắng chèo con thuyền ra khơi, vì bình xăng của con thuyền đã bị bắn vỡ chảy hết dầu. Gió đã đổi chiều, thổi con tàu tội nghiệp của chúng tôi trôi vào cõi vô định. Con thuyền này dài chừng 6 thước, rộng gần 2 thước, loại thuyền dùng để đi câu ven bờ biển chứ không thể đi xa hơn. Vậy mà nó cũng đã chở 13 con người vượt được hàng trăm hải lý để đến nơi đây cùng chung số phận như chúng tôi.

Chiều xuống dần, không gian yên tĩnh, không có một bóng dáng của bất cứ một con tàu nào khác ngoài con thuyền của chúng tôi lạc lõng giữa đại dương. Tối đến, chúng tôi phát giác ra một chuyện chết người khác, con thuyền đang bị vô nước từ phía dưới lườn tàu, thế là chúng tôi tìm cách chặn nước không cho tràn vào, và cử người canh chừng để tát nước liên tục. Cứ hai người cho mỗi phiên trực tát nước, số phận của 16 người sống sót trên con thuyền này sẽ tùy thuộc vào hai người có nhiệm vụ tát nước ra khỏi tàu, nếu chẳng may họ buồn ngủ, hoặc mệt quá mà chểnh mảng thì con thuyền sẽ chìm và mọi người cũng sẽ chìm theo con thuyền, nhưng biết làm sao hơn đây! khi mà tất cả mọi người ai cũng còn mang nét mặt kinh hoàng vì mới vừa phải trải qua một biến cố quá đau thương và…. phó mặc mọi việc cho Thượng Đế. Một đêm kinh hoàng trôi qua, người sống phải sống cùng xác chết trên một diện tích vô cùng chật hẹp của con thuyền, vấn đề vệ sinh chung đã được đặt ra, là phải giải quyết cái xác chết vẫn còn ở trước mũi thuyền. Thật là tội nghiệp cho hai đứa trẻ, chúng kêu khóc thảm thiết không cho thủy táng người cha thân yêu của mình. Chúng tôi cũng đành phải chìu lòng của hai em, nhưng sang đến ngày thứ ba thì chúng tôi phải giấu lén hai em mà thủy táng người quá cố để bảo vệ sức khỏe cho những người còn lại. Sau này biết được hai em đã lăn lộn khóc lóc vô cùng bi thảm, chúng tôi chỉ còn biết rớt nước mắt dỗ dành hai em. Tình trạng của anh thanh niên bị thương dưới hầm tàu đã trở nên tồi tệ hơn vì không có thuốc men chạy chữa, vết thương đã thối rữa, biết là anh cũng sẽ không qua khỏi, tối ngày thứ ba, sau khi thủy táng người đàn ông ba của hai đứa trẻ, chúng tôi quyết định nấu cho anh chút cháo trộn với đường cát như là bữa ăn tối cuối cùng trước khi ra đi, tôi là người đã đút cháo cho anh ăn, suốt bữa ăn anh cứ liên tục kêu cứu cầu sống, tôi chỉ còn biết gạt lệ an ủi với anh là cố gắng chút cháo, rồi mọi người sẽ được cứu sống. Sáng hôm sau, chúng tôi thấy anh đã nhắm mắt lìa đời, thân thể anh tái xanh vì đã không còn máu. Chúng tôi cũng đã thủy táng anh và cầu nguyện cho linh hồn anh sớm được siêu thoát.

Đã hơn một tuần lễ lênh đênh trên biển, có một điều thật lạ lùng là chúng tôi không hề nhìn thấy bất cứ một thương thuyền nào qua lại vùng biển này cả. Không lẽ chúng tôi đã lạc vào một vùng biển chết? Lương thực còn được mấy kí gạo sau ngày bị bắn dùng để nấu cháo cầm hơi cũng đã hết, nước uống thì đã hết từ trưa, cơn đói khát đang đốt cháy ruột gan mọi người. Một ngày đói khát đã bắt đầu và sẽ còn tiếp tục không biết kéo dài đến bao lâu. Cầu nguyện, chỉ còn có biết cầu nguyện thôi, tất cả mọi việc đều đã được sắp đặt và an bài do Thượng Đế, con người đã trở thành vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên, vũ trụ.


Lại một ngày đói khát nữa, cái khát làm cho da thịt như muốn bốc khói, môi nứt nẻ, đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi thức ăn, nước uống. Tội nghiệp hai đứa trẻ, suốt ngày chúng cứ nói đến miếng ăn mà trước đây mẹ chúng làm cho chúng ăn, hoặc thứ nước uống mà chúng thích. Mọi người như mê loạn đi vì đói và khát. Dường như lời cầu nguyện của chúng tôi đã thấu tới trời xanh. Chiều hôm đó, trời đổ cơn mưa, những hạt mưa như những nước cam lồ trong chuyện thần tiên, tưới mát thân thể chúng tôi, chúng tôi say sưa ngửa mặt lên trời hứng lấy nước mưa mà uống, lấy thêm “can nhựa” trên tàu hứng lấy nước mưa dự trữ. Nhưng trời mưa lại dẫn đến một vấn đề khác. Thuyền ngập nước, thế là mọi người xúm vào tát nước cho thuyền khỏi chìm, rất may là cơn mưa không kéo dài, và còn may hơn nữa là từ đó cho đến ngày được cứu, cứ vài ngày lại có một cơn mưa ngắn giúp chúng tôi có đủ nước uống. Vấn đề nước uống đã được giải quyết, nhưng còn thức ăn? Chúng tôi đã không còn được bất cứ một thứ gì để có thể ăn được. Cơn đói cứ dày vò, ám ảnh chúng tôi liên tục, người chúng tôi đã teo lại chỉ còn lớp da bọc lấy xương, hay nói cho đúng hơn là những bộ xương biết bò, vì chúng tôi không thể nào đứng vững được nữa. Một hôm tôi bò xuống hầm máy để cố gắng kiếm thử xem còn gì có thể ăn được không, tôi trông thấy một chai “ xá xị ” mới nhìn tôi cứ tưởng đó là một chai đựng dầu nhớt gì đó của mấy người thợ máy bỏ quên, nhưng tôi cứ cầm lên và ngửi thử. Một mùi thơm ngào ngạt bốc thẳng vào óc tôi, khứu giác tôi dường như mở ra tối đa để hít lấy mùi thơm đó. Mùi thơm của mỡ heo, đúng vậy, chai xá xị kia là một chai dùng để đựng mỡ heo dành để chiên đồ ăn của các ngư phủ. Tôi thọc ngón tay vào miệng chai và đưa lên miệng mút. Trời ạ! Thật là một thứ cao lương mỹ vị mà tôi chưa hề được thưởng thức qua bao giờ, tôi cứ mút lấy mút để cái thứ nước sền sệt nhưng vô cùng tuyệt hảo đó. Chợt nhớ lại những người ở trên, đặc biệt là hai đứa trẻ, tôi bò trở lên với chai xá xị, không ai còn để ý đến tôi vì mọi người đều đã nằm liệt. Tôi bò đến hai đứa trẻ, thò ngón tay tôi móc một ít mỡ heo nhét vào miệng các em, như là một liều thuốc tiên các em bừng tỉnh lại, tôi ra dấu cho các em cứ bình tĩnh mà mút mỡ heo, nhắm chừng các em đã dần dần có chút sinh lực trở lại, tôi trút một ít mỡ heo vào cái chén nhựa cho các em, còn lại tôi dùng một chiếc đũa thọt vào chai xá xị có mỡ heo và kêu mọi người lại mút lấy chiếc đũa thần kỳ diệu. Nhờ có chai xá xị mỡ heo mà chúng tôi có được một bữa tiệc sang trọng nhất trong đời. Và cũng nhờ chút mỡ heo tuyệt vời đó mà em bé trai có chút sinh lực ngồi nghịch phá cái máy radio nhỏ xíu bất khiển dụng, cái radio bị vỡ lòi ra mấy sợi dây kẽm nhỏ, một bác lớn tuổi trên thuyền có sáng kiến uốn mấy sợi kẽm nhỏ đó thành những cái móc câu, dùng cước cột các móc câu đó lại, cạy các con ốc nhỏ bám theo be thuyền làm mồi. Kết quả thật bất ngờ khích lệ, buổi đầu tiên bác câu được hai con cá lớn độ bằng bàn tay người lớn. Cái cột buồm vô dụng được bác ấy chẻ ra từng miếng nhỏ dùng để nhóm bếp. Cũng may là trên thuyền còn có được cái hộp quẹt còn sử dụng được. Hai con cá được bác nướng lên chia đều cho mỗi người. Từ đó chúng tôi được chia ra làm công việc chẻ cột buồm để giữ lửa, bác ấy làm công việc câu cá. Ngày nào có được vài con cá thì bác chia đều cho mỗi người được một miếng bằng hai ngón tay, ngày nào không câu được thì mọi người nhịn đói uống nước mưa cho qua cơn đói.

Chúng tôi đã trôi trên biển 20 ngày qua rồi, nhưng vẫn không nhìn thấy bóng dáng của một chiếc thương thuyền nào, mỗi khi chiều xuống tôi thường bò lên trước mũi thuyền nằm trông ngóng bóng dáng một con thuyền. Nằm nhìn những con chim hải âu săn mồi trên biển mà lòng tôi tan nát, không ngờ rằng cuộc đời của mình lại kết thúc trong bi thảm như thế này. Sợ nhất là mỗi khi chiều về, màn đêm chuẩn bị buông xuống, chung quanh là một màu tối đen, không khí chết chóc cứ như lẩn quẩn đâu đây. Hoặc những khi trời nổi cơn giông, từng lượn sóng cao như mái nhà bốc con thuyền lên cao, rồi nhận con thuyền xuống đáy, rồi lại bốc lên, cứ như thế kéo dài hàng mấy giờ đồng hồ liền khiến chúng tôi vô cùng sợ hãi. Tình trạng cô đơn giữa đại dương bao la kéo dài cho đến tuần lễ thứ ba thì chúng tôi nhìn thấy con tàu đầu tiên. Thật là không còn gì để diễn tả được nỗi vui mừng của chúng tôi, chúng tôi reo mừng, reo la cầu cứu, vì nghĩ rằng chắc chắn là mình sẽ được cứu. Nhưng, ô kìa ! Chiếc thương thuyền vẫn lạnh lùng rẽ nước phăng phăng chẳng buồn ngó đến chúng tôi, mặc dù khoảng cách của đôi bên quá gần, gần đến nỗi chúng tôi có thể nhìn thấy thủy thủ trên chiếc tàu buôn đang tập trung trên bong tàu để nhìn chúng tôi. Con tàu khuất dạng ở chân trời, chúng tôi ngỡ ngàng, hụt hẫng, sao lại có chuyện lạ lùng như vậy ? Sao lại có những người vô lương tâm đến như vậy? Thấy người sắp chết sao không cứu? Ngần ấy câu hỏi cứ quay trong đầu tôi cho tôi đến khi tôi lịm người đi vì mệt mỏi và thất vọng.

Lại có thêm bóng dáng một chiếc tàu buôn từ đàng xa, như được tăng thêm sức, tôi cùng vài người khác vùng dậy trèo lên mui ra dấu cầu cứu, và cũng như chiếc tàu thứ nhất, họ lạnh lùng bỏ đi mặc cho chúng tôi kêu gào đến kiệt sức. Từ đó trở đi, mỗi ngày chúng tôi nhìn thấy hàng chục chiếc tàu buôn qua lại trong vùng nhưng không một chiếc nào chịu cứu vớt chúng tôi. Thậm chí, có ngày chúng tôi còn nhìn thấy hạm đội của Mỹ đang thao dượt trên biển với máy bay phản lực lên xuống trên các chiến hạm. Từ dữ kiện này, tôi đoán là chúng tôi đang ở đâu đó trong vùng vịnh Philipines. Chiều ngày thứ 30 trên biển, chúng tôi tuyệt vọng trong mòn mỏi, không còn hơi sức để kêu cứu nữa, mặc cho các tàu buôn vẫn qua lại nhìn chúng tôi sắp chết. Tôi nằm xoải trên mui con thuyền đưa mắt hững hờ nhìn chiếc tàu buôn mang hàng chữ Nhật chở đầy những cây gỗ với đường kính hai người ôm, chiếc tàu buôn đó, cũng như những chiếc khác trước đây, cũng lạnh lùng băng qua trước mặt chúng tôi mà đi thẳng, tôi cũng chẳng buồn ngó theo làm chi vì quá chán ngán với thế thái nhân tình. Khoảng độ hai tiếng đồng hồ sau, tôi đang nằm nhìn mặt trời xuống dần thì bỗng giật mình vì tiếng còi hụ ngân dài, tiếng còi hụ giữa biển khơi nghe vang dội, tôi nhổm mình dậy nhìn thì trông thấy từ đàng xa chiếc tàu buôn chở gỗ mà tôi nhìn thấy từ chiều đang tiến về hướng chúng tôi. Và….. Trời ạ ! Thủy thủ trên tàu đang nhộn nhịp với dây thừng và phao cấp cứu, và quan trọng hơn nữa là nó đang giảm dần tốc độ để lựa thế lại gần thuyền chúng tôi mà tàu chúng tôi không bị lật do sóng vỗ. Dùng thân tàu to lớn như ngọn núi, chiếc tàu buôn chận lại các ngọn sóng đang vỗ về phía ghe chúng tôi như một bà mẹ đang bảo vệ đứa con bé bỏng của mình, các thủy thủ đang cố gắng quăng các sợi dây thừng sang phía chúng tôi. Họ đã cứu chúng tôi, sau khi đã cột được dây thừng vào thuyền chúng tôi, họ đã kéo được con thuyền cập sát hông chiếc tàu buôn, chiếc thang dây được buông xuống, chúng tôi từng người một dưới sự phụ giúp của các thủy thủ trên chiếc tàu buôn, chúng tôi đã lần lượt lên được chiếc tàu buôn an toàn. Leo lên được bong tàu chúng tôi ngã sóng soài xuống và nằm im không cử động gì được nữa, vì tất cả sinh lực còn lại đã được dồn lại cho việc leo lên chiếc tàu buôn to lớn kia sau gần hai tiếng đồng hồ cố gắng thực hiện.

Con thuyền nhỏ bé tội nghiệp của chúng tôi được kéo theo sau chiếc tàu buôn, nhưng sau đó có lẽ vì lý do an toàn đã được cắt bỏ, nhìn chiếc thuyền bé nhỏ tội nghiệp đã cưu mang chúng tôi một tháng trời ròng rã trên biển đang từ từ chìm xuống biển, chúng tôi không hẹn mà ai cũng bật lên tiếng khóc chào vĩnh biệt con thuyền.

Tối đến, chúng tôi được cho uống nước mát ướp lạnh, một loại nước uống thông dụng của người Đại Hàn có pha đường. Thật là một cảm giác khó tả, khi cầm ly nước trong tay nhưng chưa uống được vì quá vui mừng vì đã được cứu sống, tất cả xảy ra như một giấc mơ. Sáng hôm sau chúng tôi được cho ăn cháo loãng với nước tương (xì dầu) chúng tôi ăn như chưa bao giờ được ăn. Nhưng vì sợ chúng tôi bị bội thực, thủy thủ trên tàu đã không cho chúng tôi ăn nhiều, vậy mà cũng có người sau khi ăn xong bèn quay qua ói xối xả vì bội thực. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được biết đây là một chiếc tàu chở mướn của một công ty hàng hải Nhật Bản với thủy thủ đoàn và thuyền trưởng là người Đại Hàn, chiếc thuyền đang trên đường chở gỗ từ Pakistan về Okinawa, một hòn đảo nằm về phía cực Nam nước Nhật. Viên hoa tiêu cho chúng tôi biết diễn biến của sự việc như sau: Lúc chiều (là lúc mà tôi nhìn thấy chiếc thuyền) ông ta đã thấy con thuyền của chúng tôi và đã báo cáo lên thuyền trưởng xin phép được tiếp cứu, nhưng viên thuyền trưởng cho biết là ông ta không được phép làm vậy, nếu không tất cả nhân viên kể cả ông sẽ bị mất việc và gặp rắc rối, vì vậy mà chiếc tàu vẫn tiếp tục hải trình như tôi đã thấy. Tuy nhiên, viên hoa tiêu vẫn cứ tiếp tục van nài thuyền trưởng với lý do là sẵn sàng bị mất việc, chứ thấy người sắp chết mà không cứu là không được. Hơn nữa, theo tin tức khí tượng cho biết thì tối nay bão sẽ kéo tới và chắc chắn rằng con thuyền vượt biên sẽ bị nhận chìm xuống biển. Viên thuyền trưởng đã khóc và chấp nhận vớt chúng tôi. Vị trí mà chiếc tàu buôn đã cứu chúng tôi nằm cách đảo Lữ Tống (Luzon) của Philippines khoảng 60 cây số. Và nếu chúng tôi có sống sót qua cơn bão này thì chúng tôi sẽ trôi ra tới Ấn Độ Dương, vì gió đã đổi chiều và chúng tôi sẽ khó có cơ hội được cứu thoát vì đó không phải là hải trình của tàu buôn.

Chúng tôi cũng đã tường thuật lại chuyến vượt biên kinh hoàng của chúng tôi cho thuyền trưởng và toàn thể thủy thủ trên tàu được biết. Sau khi nghe chúng tôi tường thuật, thuyền trưởng đã đánh điện vào đất liền thông báo cấp tốc, vì trước đó qua tin tức ông cũng đã biết được chuyến vượt biên kinh hoàng này do những người sống sót trước đó tường thuật lại. Số là trong cái đêm kinh hoàng đó, khi chúng tôi bị bộ đội Việt cộng tàn sát dã man, thì có 8 người đàn ông nhìn thấy có ánh đèn trên một hòn đảo ở từ phía xa, cách nơi chiếc thuyền bị nạn chừng vài hải lý, nên thay vì ở lại chờ chết, họ đã lặng lẽ dùng các can nhựa có trên tàu để bơi về phía hòn đảo có ánh đèn đó để tìm sinh lộ. Họ đã tìm đúng sinh lộ, vì đó là hòn đảo thuộc chủ quyền của Philippines. Họ được cứu và đưa về đất liền ngay đêm hôm đó. Đêm đó, quân trú phòng trên đảo được lệnh báo động và sẵn sàng để cứu vớt các thuyền nhân mắc nạn, họ cho biết là có nghe tiếng súng nổ suốt đêm, và súng pháo kích sáng hôm đó, nhưng không thể làm gì khác hơn được là đứng nhìn, vì hòn đảo đang diễn ra cuộc tàn sát thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tóm lại, trong khi chúng tôi vẫn còn đang lênh đênh trên biển đúng một tháng, thì đã có 8 người trên chiếc “ghe ông Cộ” đã được cứu thoát do bơi sang đảo Phi.

Nhận được tin từ vị thuyền trưởng, Bộ Nội Vụ Nhật Bản đã đồng ý cho chúng tôi cập bến Okinawa, thuyền trưởng hoan hỷ loan báo tin này cho chúng tôi biết và chúc mừng chúng tôi thoát nạn. Ba ngày sau, chúng tôi cập bến hải cảng Okinawa. Người đầu tiên bước lên tàu để đón chúng tôi là một thông dịch viên tiếng Nhật, anh tên là Nguyễn Gia Hùng, một sinh viên du học tại Nhật Bản trước năm 1975, hiện đang phụ giúp với hội Caritas Nhật lo giúp đỡ những thuyền nhân Việt Nam đang tị nạn tại Nhật Bản. Chúng tôi đã vô cùng xúc động vì nghĩ mình đã được tái sinh lần thứ hai. Chúng tôi bịn rịn bắt tay từ giã các vị ân nhân cứu mạng mình để lên đất liền làm thủ tục tị nạn, những người này cũng đã khóc khi tiễn chúng tôi bước xuống cầu tàu. Bước xuống tàu, chúng tôi đã nhìn thấy một rừng phóng viên báo chí, các hãng thông tấn thế giới đang chờ sẵn để lấy tin tức, một cuộc họp báo đã được tổ chức liền tại chỗ dưới sự hướng dẫn và thông dịch của các anh thuộc tổ chức Người Việt Tự Do tại Nhật Bản. Sau đó chúng tôi lên xe bus về trại tị nạn tại quận Motobucho, một trại tị nạn dành cho người Việt tị nạn được coi là lớn nhất nước Nhật với vỏn vẹn chừng 300 người Việt hiện đang tạm trú để chờ các quốc gia đệ tam nhận đi định cư. Ngày hôm sau, tất cả các báo chí, đài truyền hình Nhật Bản đều cho chạy đi bản tin đầu với hình ảnh và tin tức về chuyến vượt biển kinh hoàng do tội ác Việt cộng gây nên, và 30 ngày đói khát lênh đênh trên mặt biển của chúng tôi. Cầm trên tay tờ báo, nhìn vào hình ảnh của chính mình, tôi đã rúng động không còn nhìn ra được mình nữa, thay vào đó là một bộ xương với hộp sọ nhô cao lên. Đôi dòng lệ đã âm thầm chảy xuống vì hạnh phúc. Tôi biết mình đã thực sự sống sót.

Chủ nghĩa cộng sản đã là một thảm họa của nhân loại. Kể từ khi thứ chủ nghĩa này xuất hiện trên thế giới, nó đã giết chết không biết là bao nhiêu nạn nhân vô tội. Cuộc vượt biển tìm tự do đầy bi thảm và kinh hoàng của tôi cũng chỉ là một sự đóng góp vào kho tàng tội ác của chủ nghĩa cộng sản. Điều đáng quan tâm là hiện nay đất nước và dân tộc Việt Nam vẫn còn bị chìm đắm dưới sự độc tài, toàn trị của đảng Việt cộng. Chỉ có một con đường duy nhất là phải chấm dứt cái chế độ man rợ này, không thể nào nói chuyện hoà hợp hòa giải với những con người với đầu óc chai cứng vì đặc quyền, đặc lợi, mà họ đang thụ hưởng trên từng thân xác của những con người Việt Nam bất hạnh.


February 18, 2008

Đông Lan-NHÂN CHỦ TÍNH TRONG HUYỀN SỬ VIỆT





NHÂN CH TÍNH TRONG HUYN S VIT

Đông Lan

www.khoahoc. net

Nhân Ch là con Người được làm ch, tâm hn được an nhiên, t ti, không b làm nô l cho bt kỳ đi tượng nào .

Thể chế nô lệ không hề có ở miền Viễn Đông ta, nhưng ở Tây Phương thì đã có lịch sử cả hàng ngàn năm cảnh người nô lệ lầm than như súc vật, đồ vật. Gần đây, chế độ nô lệ bị bãi bỏ, nhưng không phải do lòng nhân đạo, mà là vì kỹ thuật tiến bộ nên không cần nô lệ nữa.

Nhưng như thế, bàn về NHÂN CHỦ, về việc con người làm chủ ở đây có lỗi thời, vô ích không?

Thưa không, thể chế nô lệ đã đi qua, nhưng hình thức nô lệ mới vẫn đang còn…Trăm ngàn dạng nô lệ mới đang còn. Ở quê nhà, trong xã hội lầm than, đạo lý Việt bị trốc tận gốc rễ, nên người làm dân chẳng giữ nổi cái chân thiện mỹ ban sơ; kẻ có quyền thì lợi dụng chức tước vơ vét sạch của công cho đầy túi tham tư riêng, làm rách nát tả tơi chút dư đồ nước Việt. Còn chúng ta nơi này, vật chất không thiếu nữa, nhưng vì nền văn minh sản xuất, kỹ thuật quảng cáo nhồi sọ, làm nhu cầu giả tạo của con người cứ càng ngày càng tăng. Chúng ta không biết dừng lại ham muốn của mình, nên cuộc sống càng âu lo, bon chen, vất vả. Hoặc còn nhiều hình thức nô lệ khác như những sự tranh danh, đọat lợi…làm con người thêm bất an tinh thần. Sống trong tâm thức lệ thuộc các giá trị vật chất phù du, con người đều đang làm nô lệ cho những bảng giá trị bên ngòai chính con người, đang làm mất đi quyền làm chủ tâm hồn mình, đời sống của mình.

Như chúng ta đã biết, đa số truyện Huyền Sử của chúng ta là những truyện thời các Vua Hùng dựng nước, cách đây gần 5000 năm. Ngòai những truyện Hồng Bàng và Bánh Dầy Bánh Chưng với Tâm Thức Lưỡng Hợp, chúng ta còn có các truyện khác như: Ngư Tinh, Hồ Tinh, Phù Đổng Thiên Vương, Kim Qui …

Về Truyện Ngư Tinh và Hồ Tinh, như sau:

Truyện Ngư Tinh

Trong biển Đông Hải, thời thượng cổ, có một lòai quái vật, thường gọi là Ngư Tinh, mặt giống như mặt người, mình dài hơn năm mươi trượng, có nhiều chân giống như rết, biến hóa khôn lường, khó dò được. Mỗi khi đi đâu thì nổi cơn mưa gió, hay ăn thịt người, khiến ai nấy đều sợ hãi.

Ngư Tinh thường ẩn nấp trong hang đá, miệng răng nhô ra ngòai bờ biển, thuyền của nhân dân qua đó thường bị hại, phong ba hiểm yếu, họ không có đàng nào mà tránh; muốn mở một lối đi khác thì họ lại gặp cát đá, không thể nào đào được.

Lạc Long Quân thấy thế rất thương dân, mới làm một con thuyền lớn, ra lệnh cho Thủy Dạ Xoa cấm thần biển không được làm sóng gió, đích thân Vua Hùng chèo thuyền đến núi có Ngư Tinh, giả đem một người đến cho Ngư Tinh ăn; Ngư Tinh há miệng toan nuốt, bất ngờ Hùng Vương lấy một miếng sắt nướng đỏ bỏ vào miệng cá; Ngư Tinh vùng vẫy nhẩy đến đánh thuyền; Long Quân chém được vào đuôi cá, và chém Ngư Tinh thành ba khúc. Khúc đuôi lột da treo trên núi, nay gọi là Bạch Long Vỹ. Hai khúc mình và đầu thả trôi ra biển. Vua Hùng Vương lấy đá lấp biển trừ tuyệt hậu họa cho nhân dân.

Truyện Hồ Tinh

Thời thượng cổ, thành Thăng Long ngày nay chưa có người ở. Về sau này gọi là Long Biên. Khi vua Lý Thái Tổ chèo thuyền chơi dọc theo hai bên, cứ có hai con Rồng hiện ra sông Nhị Hà mà dẫn thuyền đi, nhân đó nhà vua mới đặt là Thăng Long và chọn làm kinh đô.

Thưở đầu, ở về phía Tây của thành Long Biên, nơi dưới một chân núi có một cái hang, có con hồ chín đuôi sống hơn ngàn năm thành ra yêu quái, biến hóa vạn trạng, có lúc hóa ra người, có lúc hóa khỉ. Con hồ chín đuôi còn hóa ra người áo trắng, ở chân núi Tản Viên, nhập vào bọn mọi ca hát, rồi dụ dỗ con trai con gái về núi, nhốt ở hang đá, người người đều sợ.

Long Quân mới sai bộ hạ ở thủy phủ dâng nước lên đánh, phá núi đào thành một cái hầm lớn, chính giữa thành có một cái vực sâu, lập chúa quan trấn yểm. Phía Tây đồng nội bằng phẳng, ruộng ao cầy cấy, gọi là Lỗ Hồ Động. Chỗ cao ráo, dân cư lập nghiệp, tục gọi là Lỗ Hồ Thôn. Chiếc vực sâu ấy nay là Hồ Tây, Hà Nội.

Qua truyện Ngư Tinh, Hồ Tinh, ta thấy vào thời Vua Hùng, dân ta đã vượt qua trình độ tâm lý sơ khai, hay tin sợ ma quỷ, các thế lực bất trắc trong tự nhiên, tức là vượt qua tâm thức Bái Vật, để đi vào đợt giải quyết các hiểm họa thiên nhiên bằng khối óc, bàn tay của con người. Đây là cuộc Khai Quang tâm thức một cách triệt để, và dọn đất Tổ cho các bài học Nhân Chủ sau này, về việc dựng nước, dựng nhà, các mối nhân luân cụ thể và chân thực. Như Truyện Trầu Cau, về tình nghĩa trong gia đình; truyện Phù Đổng Thiên Vương với bài học đánh giặc cứu nước, không màng danh lợi…

Do đó, Huyền sử Việt là Nhân Thọai, là những truyện phục vụ cho Con Người. Hoặc có thần linh hiện diện, cũng chỉ là để phù trợ cho con người giữ vững được nước, giữ yên được nhà. Ngược lại, thần thọai Tây Phương hay Ấn Độ thì các vị thần thường hung dữ, ác độc, thần có đủ trăm ngàn thói hư tật xấu của trần gian, cũng giận dữ, gian tham, sắc dục, vô luân… và hay làm hại con người, để con người phải sợ sệt. Đến nỗi giai cấp cai trị dùng Thần linh làm điểm tựa để trấn áp con người, trục lợi trên sự tin tưởng ngây thơ của đại chúng bình dân.

Trở lại với Huyền Sử hay Nhân Thọai Việt. Thật thế, vì Nhân Chủ là điểm nền tảng của Huyền Sử Việt, nên ta có thể thấy rõ Văn Hóa Việt từ hàng ngàn năm xưa đến nay có đặc tính Tôn Trọng con người, nên xã hội Việt vô giai cấp, bình đẳng nam nữ, tự do kết hôn, trọng phụ nữ, trình độ văn minh cao rất sớm, nếu đồng ý rằng trình độ văn minh chính là lòng Nhân đạo. Tìm hiểu sự điều hành làng quê Việt xưa với các sinh họat dân chủ, bầu cử, tự trị…cho thấy ta đã đi trước các nguyên tắc sinh họat chính trị của nền dân chủ Tây phương ngày nay. Chử Đồng Tử bần cùng không có nổi cái khố che thân mà lại được kết hôn cùng công chúa Tiên Dung con củaVua Hùng, là đề cao tinh thần xóa bỏ giai cấp xã hội một cách tuyệt đối. Ta thấy địa vị người phụ nữ trong gia đình rất được quý trọng: Trong hôn lễ có phép “ Phu thê giao bái”, trong gia đình người đàn bà là “nội tướng”. Những điểm Nhân Chủ nền tảng này không hề có trong xã hội Trung hoa và Tây phương cùng thời.

Cổng thành Thăng Long.

Cổng thành Thăng Long.

Tinh thần Nhân Chủ của Huyền Sử Việt còn thấy trong truyện:

Phù Đổng Thiên Vương



Đời vua Hùng Vương thứ ba, thiên hạ thái bình, dân vật đầy đủ. Vua nhà Ân phương bắc mượn cớ ta thiếu lễ triều cống, giả đi tuần thú để xâm chiếm nước ta.

Vua Hùng Vương nghe tin mới triệu tập quần thần bày kế sách đánh giặc cứu nước. Sau khi lấy ý kiến chung,Vua Hùng sai sứ đi khắp nơi tìm người tài dẹp giặc.

Tại làng Phù Đổng, quận Vũ Ninh, có một đứa bé mới có ba tuổi, từ lúc bé đã không biết nói, không biết ngồi, chỉ năm ngửa . Chợt nghe sứ giả kêu gọi đánh giặc để cứu nước, đứa bé ấy mới bật lên tiếng nói: Mẹ gọi sứ giả vào đây cho con bày cách dẹp giặc.Bà mẹ cả kinh, khi tự nhiên nghe con nói, nhưng cứ mời sứ giả vào. Đứa bé đòi sứ giả về tâu với vua xin sắm cho gươm sắt, ngựa sắt, mũ sắt, roi sắt để dẹp tan giặc. Sứ giả tuy không tin, nhưng cũng về tâu với vua. Nhưng không ngờ vua Hùng nghe lời, sai người luyện sắt, sắm đủ gươm, mũ, ngựa, roi.Khi nhận đủ đồ vật vua ban, đứa bé vùng dậy, ăn uống nhanh lớn như thổi và đội mũ nhảy lên ngựa sắt hô to:

- Ta là tướng nhà trời đây.

Đứa trẻ phóng ngựa nhanh như bay, tay cầm roi sắt, tiến đến chân núi Trâu Sơn, lũy của giăc Ân. Roi sắt vụt đến đâu biến thành lửa đốt quân giặc đến đấy. Giặc Ân cả sợ, chạy tháo lui. Vua giặc Ân bị chém chết ở Trâu sơn, tàn dư sụp lạy xin đầu hàng. Đứa bé còn đuổi theo, đến đâu giặc chết như rạ, kiếm gẫy, cứ khí thế ấy mà nhổ bụi tre Đằng Ngà hai bên đường quất túi bụi vào giặc Ân cho đến khi van lậy xin tha.

Đến núi Sóc Sơn, đứa trẻ phóng ngựa bay lên trời, chỉ để lại dấu ngựa còn in trên đá.Vua Hùng nhớ đến công lao, tôn làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ tế lễ ở làng Phù Đổng. Sau trận đại bại kinh hòang ấy, đời nhà Ân 27 vua, trải qua sáu trăm bốn mươi năm, không dám đem binh sang đánh nước ta nữa.

Hình ảnh những anh hùng cứu nước là nét son nổi bật trong lịch sử dân tộc ta trải qua mấy ngàn năm chống ngọai xâm, để bảo tồn lãnh thổ, bảo tồn nòi giống, giữ gìn Văn Hóa - Hồn Thiêng của Dân Tộc.

Thế nhưng, huyền sử Phù Đổng Thiên Vương còn nói lên một điểm đặc biệt, độc đáo, đó là tấm lòng VÔ CẦU của cậu bé làng Phù Đổng. Vì vô cầu, nên làm vì đại nghĩa, làm vì yêu nước, thương dân, tuyệt nhiên không màng đến công danh, bổng lộc.

Cho nên sau khi xông pha sống chết dẹp giặc, giặc tan rồi, người chiến sĩ làng Phù Đổng bỏ tất cả mà đi…Ngày nay danh từ Triết Việt gọi là AN VI. An Vi là các việc làm không còn ảnh hưởng bởi lợi danh. Mà thấy việc hợp Chính Nghĩa, đáng làm thì làm. Cho nên An Vi là làm với một tâm hồn an nhiên, tự tại của tâm thức Nhân Chủ. Niềm hạnh phúc của An Vi là Chân hạnh phúc, vì nó không lệ thuộc bên ngòai, nên ở mãi trong lòng, chan hòa niềm an vui cuả vũ trụ tâm linh.

Chắc chúng ta không bao giờ quên, vào thời nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, năm 1930, người anh hùng Nguyễn Thái Học đã hiên ngang an vui hy sinh thân mình cho đại nghĩa, và để lại câu : “Không thành công thì thành nhân”làm gương sáng muôn đời. Hai hành động An Vi vô cầu ấy trong Huyền sử xa xưa và lịch sử thời nay cũng cùng chung một ý thức về giá trị NHÂN CHỦ cao quý của Con Người. Từ truyền thống đó, với những bậc anh hùng, kẻ sĩ, hiền nhân đất Việt thì cái chết, cái vinh, nhục của xác thân nào có sá gì.

Dòng sử mệnh dân tộc Lạc Việt – Một chi nhánh duy nhất của đại tộc Bách Việt còn tồn tại sau hàng ngàn năm bị xâm lược và trải qua nạn Hán hóa tàn khốc- có lẽ xuất hiện cũng chỉ để chứng minh chân lý ấy, qua bao trang lịch sử hào hùng mà nhân nghĩa thấm nhuần đạo lý Nhân Chủ của Tổ Tiên.


Triết Gia Kim Định.

(1915 - 1997)

Tới đây chúng tôi nhớ đến một vài điểm trong cuốn sách “ Triết Lý Giáo Dục” của Triết Gia Kim Định. Khi bàn về giáo dục ngày mai, Ngài viết:

Đại Học phải làm thế nào để vận nước được trao vào tay những Người -bác -sĩ, Người- kỹ- sư, Người -tiến -sĩ…” .Ý Ngài muốn nói đến giá trị của Nhân Chủ Tính, nên mới đề cao Con Người trước mọi cấp bằng, ý thức Nhân Chủ bao trùm lấy các tri thức chuyên môn.

Huyền Sử Việt còn một câu chuyện nữa cũng dạy chúng ta bài học Tự Chủ, Nhân Chủ: đó là

Truyện Kim Qui

An Dương Vương tức là Thục Phán, người Ba Thục, nước Âu Lạc, vì muốn hòan thành ý chí tổ tiên , nên cử binh đánh nước Văn Lang của các vua Hùng. Diệt được Văn Lang rồi, An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường, nhưng thành xây hòai không xong, cứ xây xong lại sụp đổ. Nhà vua lập đàn trai giới cầu đảo 3 tháng.

Một ngày có vị thần tiên đến mách bảo phải chờ Thanh Giang sứ giả đến giúp thì mới xong.

Rồi đến ngày mồng bẩy tháng ba, bỗng nhiên đang đứng ở cửa đông thì Vương trông thấy một con Rùa Vàng theo hướng Đông mà bơi lại, rùa đứng trên mặt nước, nói được tiếng người, xưng là Thanh Giang sứ giả, biết chuyện trời đất, quỷ thần. Khi Vương hỏi nguyên do xây thành hòai không xong, Thanh Giang sứ giả tìm ra yêu ma quỷ quái là con gà trắng sống ngàn năm ở núi Thất Diệu, làm đủ trò giết người, khủng bố…Thanh Giang sứ giả phối hợp với Vương để giết được con gà trắng thành tinh ấy, sau đó còn ở lại 3 năm để giúp xây xong thành. Trước khi từ biệt, Kim Qui dặn rằng:

Đất nước trường yểu là vận trời. Nhưng nếu con người tu đức thì cũng có thể lâu dài được”. Nói xong trao cho Vương chiếc nỏ thần bách phát bách trúng rồi biến mất.

Sau Triệu Đà sang xâm chiếm Âu Lạc, nhờ có nỏ thần, Vương chiến thắng giặc và Triệu Đà phải rút lui.

Nhưng Triệu Đà sau lập mưu với con trai là Trọng Thủy cầu hôn với con gái Vương là Mỵ Châu, để tìm cách tráo nỏ thần. Sau khi đánh cắp đựơc nỏ thần, Trọng Thủy để lại nỏ giả, cáo từ về thăm cha, và cất quân đánh Vương. Vương không lo phòng bị, mải đánh cờ, đến khi Trọng Thủy tiến gần, mới xách nỏ thần ra chống cự. Vì là nỏ giả, nên không linh nghiệm, quân sĩ của Vương bỏ chạy tán lọan. Vương thua cưỡi ngựa bỏ chạy, mang con gái là Mỵ Châu sau lưng ngựa. Vương chở Mỵ Châu về hướng Nam, đến bờ biển, không có thuyền sang sông, cùng đường, bị Trọng Thủy đuổi theo, Vương bèn cầu Thanh Giang sứ giả .

Sứ giả hiện ra, nói: “ Giặc ở sau lưng nhà ngươi đấy”.

Vương quay lai, thì thấy lông ngỗng rải đầy đường. Mỵ Châu nhớ lời chồng dặn trước khi chia tay rằng khi có lọan, rải lông ngỗng làm dấu để Trọng Thủy đi tìm. Mỵ Châu tưởng thật nên y lời. Nào ngờ đó chỉ là cách để Trọng Thủy đuổi theo Vương .

Vương giận quá, tuốt gươm chém Mỵ Châu, và cầm sừng văn tê bẩy tấc, theo Thanh Giang sứ giả rẽ nước vào biển.

Khi Trọng Thủy đến nơi thấy xác vợ, thương cảm, đem về chôn ở Loa Thành, sau hóa thành ngọc thạch. Sau hối hận nhảy xuống giếng mà chết. Riêng máu của nàng chảy trên nước biển, hào hến ăn vào, hóa thành minh châu. Ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải, múc nước giếng ấy lên mà rửa thì ngọc châu lại càng thêm rực rỡ.

Qua câu chuyện trên, ta thấy việc ý nghĩa nhất là lời khuyên của Thanh Giang sứ giả khi bàn về việc giữ nước. “ Đất nuớc trường yểu là vận trời, nhưng con người tu đức có thể giữ dài lâu được”. Như vậy, câu này là nền tảng cho thuyết NHÂN CHỦ . Tuy phải chịu đựng những giới hạn, khắc nghiệt của hòan cảnh thực tế, bên ngòai như lịch sử, địa lý, môi sinh, thiên nhiên…có thể làm trở ngại đến sự tồn sinh, thế nhưng con người nếu biết “ tu đức” - ở đây tiền nhân muốn nói đến việc dùng cái khả năng, tài trí , tận dụng tâm trí, sức lực - để vượt qua trở ngại, thì cũng có thể giữ vững được nước, giữ yên được nhà…

Như thế, xuyên qua các truyện tiêu biểu kể trên, ta thấy Tổ Tiên đã gửi lại một nền tảng đề cao NHÂN CHỦ TÍNH trong cuộc sống:

Truyện Vua Hùng diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh chính là khi khai sơn phá thạch, mở nước, dựng nhà, khi chiến đấu với mãnh thú, tà ma, yêu quái để bảo vệ mạng sống cho dân.Đó là đề cao Tâm Thức Nhân Chủ của con người trước tự nhiên. Và đặt nền tảng cho Nhân Thọai, nghĩa là huyền thọai đề cao con người, phục vụ con người, trên quê hương của các vua Hùng.

Truyện Phù Đổng Thiên Vương với giá trị của việc làm xả thân không cầu danh lợi, trả lại công danh hư ảo cho trần gian, về với giá trị vĩnh cửu của con người: đúng là Nhân Chủ cùng cực.

Rồi đến truyện Kim Qui thì ta thấy rõ ràng Thanh Giang sứ giả, tượng trưng cho Minh Triết, để lại bài học NHÂN CHỦ tự lập, tự cường, lấy cái trí tuệ, ý chí hóa giải mọi trở ngại. Vương đã phạm phải sai lầm là “ ỷ lại vào nỏ thần” không lo thao lược chuẩn bị binh biến, nên nước mất, nhà tan, thân tận. Thiếu ý thức và tinh thần Nhân Chủ, ỷ lại vào sức mạnh của thần quyền, không lo tự tu thân, tự cứu, thì không ai cứu được.

Tóm lại, NHÂN CHỦ TÍNH đã là nét nổi bật trong Huyền Sử Việt xuyên qua các câu truyện chúng ta vừa ôn lại. Nhờ có tính Nhân Chủ, tâm thức được khai quang, tổ tiên ta có một đạo lý Thờ Người, đó là Đạo Hiếu hay Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên.

Cũng cần nhấn mạnh ở đây, sự thờ cúng Tổ Tiên đã có nhiều nơi trên thế giới, như Hy Lạp, La Mã xưa, nhưng chỉ dành cho người tự do mới được thờ tổ tiên. Đa số hơn 80% người trong xã hội là nô lệ, không được đặc ân này. Chỉ có ở Việt tộc chúng ta, Thờ Tổ Tiên mới thành một cái Đạo cao cả, phổ biến, ai ai hễ là Người bất kể giầu nghèo, quý tiện đều được thờ cúng tổ tiên mình. Ngòai ra, đức tính Đễ là tôn trọng người lớn tuổi, già yếu được thành thể chế từ trong gia đình, làng xóm, đến cả chốn triều đình. Xã hội ta cũng vì Nhân Chủ nên không đặt quan trọng việc tôn thờ thần linh, nên suốt dòng lịch sử Việt 5000 năm không hề có chiến tranh tôn giáo, không vì thần linh mà giết hại con người. Nhưng với tâm thức Nhân Chủ, ta lại tôn thờ Quốc Tổ, các danh nhân, anh hùng dân tộc.

Ngược lại, văn hóa Tây phương 2500 năm chỉ là lò sản xuất thuốc độc cho con người, như trong câu nói thời danh của chính thức giả của họ

“Ba lọai thuốc độc của Âu Châu được truyền bá trên thế giới là: óc kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa Cộng Sản”(Paul Scortesco, thi sĩ người Ý thiên về Triết , tác giả cuốn sách có thời nổi tiếng “ Gog et Magog”) .

Ngòai ra, Tây Phương chỉ là “nhà giầu mới” trong lịch sử thế giới. Tây phương trước thế kỷ 14 còn nghèo nàn, chậm tiến, thua kém châu Á. Ba phát minh khoa học đầu tiên của nhân lọai: Kim chỉ nam, giấy và thuốc súng đều từ Đông Phương. Tây mượn các phát minh này từ Đông. Từ thế kỷ 15, Tây phương làm giầu nhờ thuốc súng và thuộc địa. Khoa học cũng từ đó mà tiến bộ. Điều mà ít người ngờ là ánh sáng khoa học với các phát minh tân kỳ làm đảo lộn bộ mặt Âu Châu chỉ chừng 300 năm nay thôi. Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào đầu thế kỷ 20, đã dẫn đến sự tranh giành ảnh hưởng thị trường và quyền lợi của các nuớc, hậu quả là 2 cuộc đại thế chiến tiêu diệt hàng triệu nhân mạng chỉ cách nhau chưa đầy nửa thế kỷ. Tây Phương sợ hãi vội vàng đưa ra Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948. Từ đó con người bắt đầu có lối nói kiểu Nhân Quyền của Tây phương.

Nhưng thực ra, Á Đông mới là quê hương của Nhân Quyền. Theo tinh thần Nhân Chủ của Minh Triết Việt, các triều Lý, Trần đã thực hiện được thái bình, an lạc. Điển hình thời Vua Lê Thánh Tôn đã để lại một Bộ luật Hồng Đức năm 1483 (Quốc Triều Hình Luật) mà ngày nay thế giới ca ngợi, vì các khỏan về Nhân quyền về người phụ nữ, giáo dục, chủng tộc đã đi trước cả Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc những gần 500 năm.Thật thế, Nhân Quyền chỉ là hệ luận tất nhiên của Nhân Chủ. Con người chỉ có Nhân Quyền một khi được làm chủ, được tôn trọng hơn bất cứ điều gì. Kể cả thần linh hay vật chất. Chưa có Nhân Chủ Tính làm nền tảng trong tư tưởng, triết lý chính trị thì nói chuyện Nhân Quyền chỉ là hời hợt, mị dân, hoặc để làm khó, đặt điều kiện trả giá, đổi chác các mối lợi giữa các cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự…chứ hòan tòan không liên quan thật sự gì tới con người, quyền làm người của ai cả! Còn Dân Chủ cũng thế. Con người là một NHÂN DÂN. Có nghĩa là ngòai việc là dân, con người trên hết phải là Nhân, là con người. Nhân được làm chủ, được tôn quý đã, thì cái vai trò làm Dân mới được tôn trọng theo. Vì Nhân đi trước Dân. Nhân quan trọng hơn Dân. Chưa có Triết Lý Chính Trị đạt tới mức độ Nhân Chủ, thì Dân Chủ chỉ là một từ ngữ rỗng, giả hiệu, một trò chơi của tư bản, đảng phái và các chính trị gia mà thôi.

Hay nói cách khác, NHÂN CHỦ là Xương Sống của Nhân Quyền và Dân Chủ. Không có Triết Lý Chính Trị Nhân Chủ thì Nhân Quyền chỉ là Mị Dân, Dân Chủ chỉ là Hình Thức, con người vẫn nô lệ dưới nhiều dạng thức, vẫn bị vong thân, vẫn cần chờ được giải phóng.

Chúng ta đang sống trong sự giả trá của ngôn từ, đang quay cuồng theo một thế giới của các suy tư hời hợt, chưa ngay chính, các lý thuyết èo uột, các sinh họat thóai hóa, vì thiếu cái xương sống cuả chính trị, đó là Triết Lý Nhân Chủ.

Hôm nay, chúng ta tìm về nguồn Minh Triết của Tổ Tiên, hầu tìm ra một nền tảng NHÂN CHỦ chân thực, để xây dựng lại lối suy nghĩ, cung cách sống, để cuộc sống không còn bị cuốn theo cơn lốc nô lệ mới của nền văn minh vật bản. Thật thế, cả tư bản lẫn cộng sản đều chú trọng đến giá trị kinh tế, quên con người tự thân, nên đều là vật bản. Do đó, tìm về Minh Triết Việt, ta vẫn tiếp thu văn minh nhưng là sự tiếp thu có chọn lọc của con người văn hóa, có Chủ Đạo làm định hướng. Chủ Đạo Việt là Nhân Chủ . Nhân Chủ là Con Người phải biết sống làm chủ, nối kết Tâm linh và Vật thể, hòa hợp cả hai bản thể Rồng - Tiên , để được ăn cả hai Bánh Chưng Vuông của Đất với Bánh Dầy Tròn của Trời, để đạt thái hòa, an lạc.

Nhân Chủ không phải là lý thuyết triết lý chính trị xa vời.

Thử có cái nhìn Nhân Chủ, ta thấy trong ta như có một Trời mới và Đất mới.

Trong mọi quan hệ với thân nhân, thân hữu, tâm thức Nhân Chủ khiến con người san bằng những bất bình đẳng vì cái vỏ giá trị hời hợt bên ngòai, thực sự đến với nhau vì hòa hợp, yêu thương, tương kính. Trong gia đình, xã hội khi đặt nổi cán cân Quân Bình tâm linh và vật chất thì đời sống bớt bon chen, tranh dành sẽ là một cuộc hành hương về Chân Lý, để mọi người góp phần vào môi trường phát triển Tâm Đạo. Con người sinh họat với nhau không chỉ trong sự trao đổi lợi nhuận, kinh tế. Con người sẽ xây dựng một Đạo Trường Chung cho thế giới song song với Thị Trường Chung. Người làm chính trị sẽ đặt nền tảng Nhân bản cho các chính sách Văn Hóa để An Dân chứ không chỉ tòan là các giải pháp kinh tế, xã hội, quân sự hòan tòan nặng nề vật bản.

Do đó, những khổ đau, bất an sẽ vơi dần… Tâm thức an nhiên, thanh nhẹ … cảm nhận chân hạnh phúc bao la trong từng ý nghĩ, việc làm dù bình thường nhỏ bé.Vì ta đã biết NHÂN CHỦ HÓA đời người.

Đông Lan


BTV: conotos

Trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, nhà Lê đã lấy những quan điểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, yêu nước, thương nòi, lấy dân làm gốc, quan tâm đến đời sống của muôn dân.

Đó là những yếu tố cơ bản chi phối việc soạn thảo văn bản luật pháp và biểu hiện ra rất đậm nét trong khắp các chương của bộ hình luật Lê triều, hay còn gọi là Luật Hồng Đức.

Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 722 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:

- Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quân xâm lược nước ngoài;

- Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;

- Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;

- Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh;

- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt;

- Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục;

- Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ;

- Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng.

Cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền

Vua Lê Thánh Tông đã từng bước một tiến hành những cách tân sâu sắc về hành chính, về quân sự, và về pháp luật làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước được khôi phục và ngày càng có hiệu lực, đưa đất nước đi dần vào thế ổn định và kế đó là tạo đà phát triển đi lên một cách vững chắc.

Về mặt hành chính, nhà Vua đã kiên quyết và kiên trì cải tạo bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Đời Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Lợi chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành 6 bộ:

1. Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;

2. Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ Đình, Chùa, Miếu mạo;

3. Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;

4. Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;

5: Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;

6. Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.

Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quân xâm lược nước ngoài

Trong bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ trách nhiệm bảo vệ đường biên, vùng biển, cửa quan. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ bị trừng trị nghiêm khắc. Trong Bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ về việc xử phạt đối với các hành vi ấy. Ví dụ: "Người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém" (đ.71) hoặc "Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị chém" (đ.74).

Vua Lê Thánh Tông còn ban hành các đạo dụ, những sắc chỉ quy định việc kê khai, kiểm tra dân số của toàn vương quốc, đặt ra luật lệ về chế độ binh dịch mà ngày nay chúng ta gọi là Nghĩa vụ quân sự; Đặt ra phép quân điền cùng với việc xây dựng quân đội chính quy, thiện chiến làm cho đất nước luôn ở trong tình trạng đầy đủ sức mạnh để đập tan mọi mưu toan xâm lược.

Giữ nghiêm kỷ cương phép nước

Người xưa có nói: "Mọi sự rối loạn đều bắt đầu từ sự rối loạn về kỷ cương. Giữ nghiêm kỷ cương là phải giữ gìn từ những kỷ cương hàng ngày, từ những điều tưởng chừng như là nhỏ nhặt nhất. Kỷ cương nhỏ nhặt nhất không giữ được thì làm sao giữ nổi kỷ cương phép nước".

Khi ban hành dụ: "Hiệu định quan chế", nhà vua đã nói rõ:"Từ nay con cháu ta nên biết thể chế này ban hành là do việc bất đắc dĩ. Một khi pháp độ đã định, nên kính giữ noi theo. Chớ có cậy thông minh, bàn xằng triều trước mà sửa đổi làm cho pháp điển ngửa nghiêng để tự hãm vào điều bất hiếu.

Kẻ làm bầy tôi giúp giập, cũng nên kính giữ phép thường, cố giúp mãi vua ngươi, khiến noi công trước, để mãi tránh khỏi tội lỗi. Bằng dám có dẫn xằng phép trước, luận càn đến một quan, đối một chức, chính thị là bầy tôi phản nghịch, làm rối loạn phép nước thì bị giết bỏ giữa chợ không thương, gia thuộc đều bị đầy ra nơi biên viễn để rõ cái tội làm tôi không trung, ngõ hầu muôn đời sau biết đến cái ý sáng chế lập pháp còn ngự ở đấy vậy".

Vua Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao trách nhiệm của quan lại. Ông nói: "Các quan viên là những người gân guốc của xóm làng nhờ đó mà chính được phong tục. Vậy phải lấy lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà dạy dân khiến cho dân xu hướng về chữ nhân, chữ nhượng, bỏ hết lòng gian phi, để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có đông đúc, mình cũng được tiếng là người trưởng giả trong làng".

Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội

Dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp là nền tảng của xã hội. Quả là đúng, khi Nhà Vua anh minh ấy, ngay từ ngày đầu lên trị vì đã lấy việc mở mang nông nghiệp làm trọng.

Trước hết, trong việc cải cách hành chính, Nhà Vua đã đặt ra các cơ quan chuyên trách về việc chấn hưng nông nghiệp như đặt ra bốn cơ quan mới: Sở tầm tang chuyên chăm lo khuyến khích việc trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa; Sở thực thái chuyên lo việc trồng rau; Sở điền mục chuyên lo việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và Sở đồn điền chuyên lo việc ruộng đất. Ông còn đặt thêm chức quan mới: Quan Hà đê để chăm lo việc đắp đê, hộ đê, phòng chống bão lụt.

Nhà vua Lê Thánh Tông đặc biệt coi trọng việc đắp đập, tu sửa đê điều để đề phòng bão lụt. Trong Bộ luật Hồng Đức có hai điều quy định khá tỷ mỉ về vấn đề này: "Việc sửa đê những sông lớn bắt đầu từ ngày mồng 10 tháng giêng, người xã nào ở trong đường đê phải đến nhận phần đắp đê, hạn trong hai tháng đến ngày mồng 10 tháng 3 thì làm xong. Những đường đê mới đắp hạn trong 3 tháng phải đắp xong. Quan lộ phải năng đến xem xét, quan coi đê phải đốc thúc hàng ngày. Nếu không cố gắng làm để quá hạn mà không xong thì quan lộ bị phạt, quan giám bị biếm. Quân lính và dân binh không theo thời hạn đến làm và không chăm chỉ sửa đê, để quá hạn không xong thì bị trượng hoặc biếm".

Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh

Để tạo thuận tiện cho việc mua bán, lẽ dĩ nhiên phải có nơi buôn bán. Nhà Vua Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: "Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hoá, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau". Có thể dưới thời Lê Thánh Tông các chợ được mở mang nhiều. ở các xã lớn hoặc mấy xã ở gần nhau thường có một chợ chung, họp hàng ngày. Trung tâm buôn bán ở nông thôn còn lưu lại đến ngày nay là các chợ phiên thường mở vào những ngày nhất định trong tháng. Chợ phiên là nơi mua bán sầm uất, có nhiều mặt hàng nhất.

Chính nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Thăng Long 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay, đã có lịch sử hình thành trên 500 năm - Nghĩa là từ thời gian dưới triều vua Lê Thánh Tông. Phường Yên Thái làm giấy, Phường Nghi Tàm dệt vải lụa, Phường Hà Tân nung vôi, Phường Hàng Đào nhuộm điều, Phường Ngũ Xá đúc đồng và nhiều phường khác nữa mỗi khi nhắc đến tên đã là người Việt Nam, ai ai cũng đều lấy làm tự hào về những di sản của cha ông để lại cho con cháu.

Dưới thời trị vì của Vua Lê Thánh Tông hàng hoá từ kinh đô Thăng Long về các nơi trung tâm buôn bán các địa phương trong cả nước, luôn luôn tấp nập xuôi ngược như những dòng suối cuộn chảy ngày đêm không bao giờ ngừng.

Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, trừng trị nghiêm khắc những hành vi ức hiếp, đục khoét dân lành của quan lại

Vua Lê Thánh Tông trong ý thức và hành động của mình lại lấy dân làm quý. Ông chăm lo rất chu đáo đến sự ấm no cho dân. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là bằng cách cải cách pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất, là cái quyền gốc cho việc thực hiện các quyền tiếp theo đảm bảo quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc cho người nông dân.

Trong Bộ luật Hồng Đức đã có những điều luật quy định việc trừng phạt những hành vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt ruộng đất của người nông dân như: Tranh giành đất đai trái với chúc thư (đ.354), nhận bừa ruộng đất của người khác (đ.344), hà hiếp, bức hại để mua ruộng đất của người khác (đ.355), tá điền cấy rẽ mà trở mặt ăn cướp (đ.356), xâm lấn bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ giới mốc (đ.357), chặt cây trong khu mộ địa của người khác (đ.358), cấy trộm vào phần đất, phần mộ của người khác, chôn cất trộm vào ruộng của người khác (đ.359), ruộng đất đang tranh chấp mà đánh người để gặt lấy lúa má (đ.360), cấy rẽ ruộng công hay tư, không báo cho chủ mà tự tiện đến gặt (đ.361), các nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất ao đầm của nhân dân, từ một mẫu trở lên thì xử tội phạt, từ năm mẫu trở lên thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở xuống thì xử tăng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định (đ.370).

Bộ luật Hồng Đức còn có cả những điều quy định nhằm bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất cho trẻ em và người già như: "Chồng chết con còn nhỏ, vợ tái giá mà bán điền sản của con (đ.377), cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản (đ.378), người trong họ tự tiện bán ruộng của đứa cháu mồ côi (đ.379) đều bị xử phạt".

Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ

Triều Lê là một triều đại trọng Nho giáo, tức là những quy định khắt khe của Nho giáo với người phụ nữ như “tam tòng tứ đức” được coi trọng. Tuy nhiên trong bộ luật đương thời của triều đình cũng có một số điều luật được coi là cách tân bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.

Một số điều luật quy định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ năm tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và quan xã làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì hạn một năm. Vì việc quan đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ của mình thì phải tội biếm (đ.308)". Cùng với mục đích bênh vực phụ nữ, trong Bộ luật Hồng Đức còn có điều quy định rằng: "Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái kêu quan mà trả lại đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả lại đồ lễ, trái luật bị phạt 80 trượng (đ.322)" hoặc: "Những nhà quyền thế mà ức hiếp để mà lấy con gái nhà lương dân, thì xử tội phạt biếm, hay đồ (đ.338)".

Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục

Trong Bộ luật Hồng Đức còn có những điều đặt ra với mục đích để bảo vệ thuần phong mỹ tục.

Ví dụ: Để khuyến khích tình thương yêu đồng loại, đồng tộc, đồng bào, trong Bộ luật Hồng Đức có quy định các điều luật như: "Thôn, phường phải giúp đỡ kẻ ốm đau không nơi nương tựa, phải chôn cất những người chết đường" (đ.294); "Phải chăm sóc người cô quả tàn tật không nơi nương tựa" (đ.295), "bắt được trẻ lạc phải báo quan" (đ.604), "có người chết đường, dân sở tại phải chôn cất" (đ.607).

Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng

Tính nghiêm minh trong chính sách hình sự ở Bộ luật Hồng Đức trước hết được thể hiện ở chỗ các tội ác nào được coi là tội nặng. Các tội được gọi là "tội ác" gồm có 10 loại: "Thập ác" bao gồm:

1. Mưu phản là các tội xâm phạm đến an ninh tổ quốc, đến vẹn toàn lãnh thổ quốc gia.

2. Mưu đại nghịch là các tội chống lại tính mạng, tài sản nhà vua.

3. Mưu chống đối là các tội làm gián điệp hoặc cấu kết với nước ngoài chống lại tổ quốc.

4. Ác nghịch là các tội đánh giết ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị em ruột thịt...

5. Bất đạo là các tội thể hiện tính đặc biệt man rợ, tàn ác như giết 3 người trở lên một lúc, giết xong rồi lại chặt nạn nhân thành từng mảnh, dùng thuốc độc giết người.

6. Đại bất kính là các tội ăn trộm đồ thờ cúng trong lăng miếu của nhà vua, làm giả ấn tín nhà vua, bất cẩn trong việc chăm nom thuốc thang, ăn uống và phục dịch các nhu cầu khác của nhà vua.

7. Bất hiếu là các tội tố cáo hoặc dùng lời lẽ để chửi mắng, bỏ đói, bỏ rét ông bà, cha mẹ, hoặc khi có tang ông bà cha mẹ lại không để tang mà nhởn nhơ vui chơi.

8. Bất mục là giết hoặc đem bán những người trong họ từ hàng phải để tang từ 3 tháng trở lên, đánh đập và tố cáo chồng.

9. Bất nghĩa là tội giết các quan chức trong hạt, học trò giết thầy học, chồng chết mà không cử ai (để tang - chú thích của tác giả) mà lại vui chơi, ăn mặc như thường.

10. Nổi loạn là các tội loạn luân.

Như vậy theo chính sách hình sự của nhà vua Lê Thánh Tông đã được thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức thì ngoài các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm đến quyền lợi của Nhà Vua, thì các loại tội xâm phạm đến thuần phong mỹ tục như: Bất đạo, bất kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân cũng được coi là những tội ác, thường bị xử phạt với hình thức cao nhất là tử hình.

Theo Hanea