Chiến Lược Domino Trung Cộng sẽ thất bại tại Việt Nam
Năm 2002, người Mỹ không thể quên hẳn Việt Nam. Cái thế domino Trung Cộng phải thất bại, và chắc chắn sẽ thất bại, chính là lý do giúp cho Việt Nam tiêu diệt Cộng sản, dành lại độc lập tự do. Hà Nội hiện nay đang tính kế "bắt bí" Hoa Kỳ! Cộng sản Hà Nội đang nợ hàng chục tỷ đôla mà không thể kiếm đâu ra tiền trả nợ đáo hạn.
Nếu không trả nợ đáo hạn thì kinh tế ngoại thương và nhập cảng có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào. Nguồn tiền để cấp cứu (để trả nợ) duy nhất chỉ có từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và từ hai ngân khoản của họ là ESAF (Enhanced Structural Adjustment Facility) và SAC (Structural Adjustment Credit), mà ta gọi là "giật tạm, vay sổi" với mức lời rất nhẹ.
Nhưng Quỹ IMF đòi hỏi phải có sự hứa hẹn chắc chắn với lịch trình trả nợ thật đúng ngày. Đó là chưa kể đến vấn đề phải áp dụng sửa đổi cơ cấu (đổi mới) kinh tế. Ngoài ra, hai ngân khoản nói trên rất ít ỏi, chỉ có vài trăm triệu đôla mỗi năm.
Trong tình hình kiệt quệ tài chính của Hà Nội hiện nay, thì mấy chục triệu hay mấy trăm triệu đôla cũng quý. Nhưng Hà Nội sẽ chỉ dùng để trả nợ tạm, mua thời gian, kéo dài sự thoi thóp kinh tế trong khi ráo riết sửa soạn chiến tranh.
Quỹ IMF nhìn thấy rõ là Hà Nội đang mua vũ khí của Nga để đe dọa Mỹ. Như vậy sẽ có một màn quịt nợ hay là gây hấn, gây căng thẳng chiến tranh để khỏi trả nợ theo lối săng-ta (blackmail). Hà Nội ngụ ý "nếu các anh đừng đòi nợ" thì mọi việc sẽ êm đềm, vui vẻ.
Nếu các anh cứ đòi, thì chúng tôi gây xáo trộn, bất ổn trong vùng, để cho sụp đổ kinh tế tất cả. Như vậy IMF và Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) sẽ lỗ to và mất mát nhiều hơn nữa! Do đó, hiện nay IMF đang thảo luận với Hà Nội về vấn đề cho vay ESAF và SAC, nhưng chắc không đi đến đâu. Lừa được Mỹ để lấy tiền đã khó. Mà dọa Mỹ để vay rồi quịt nợ lại càng khó hơn.
Một giả thuyết, nếu Bắc Kinh "sai khiến" Hà Nội gây căng thẳng tại biển Đông, dọa tấn công tầu hải quân Mỹ thì người Mỹ tính sao? Năn nỉ bắc Kinh dàn hòa dùm? Đồng thời I-Rắc và Bắc Hàn cũng gây hấn, sinh sự, thì sao? Nếu có điều đình hay dàn hòa, hoặc "nhờ" Bắc Kinh thu xếp hộ thì Hoa Kỳ vẫn ở cái thế yếu. Trên phương diện quân sự chiến lược, hễ mất thế "thượng phong" (initiatives) thì kể như là thua, bị lép vế, và rất khó đảo ngược, trừ phi đánh nhau? Mà Hoa Kỳ không thể đánh nhau với Bắc Kinh trong khi Bắc Kinh không trực diện đối đầu, mà chỉ ném đá giấu tay!
Ngày 26/1/1999, tại Hà Nội, ông Eric Offerdal, đại diện Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, nói rằng nếu Việt Nam không có thay đổi trong quy mô cũng như phương hướng cải tổ thì kinh tế Việt Nam khó lòng ngóc đầu dậy nổi.
Trong khi vật giá gia tăng khoảng 50% với thuế Trị giá Gia Tăng thì Hà Nội vẫn còn tính mức tăng trưởng sẽ đạt 5.8 đến 6%. IMF ước tính mức tăng trưởng hàng năm cao lắm sẽ là 3% trong khi mức đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tiếp tục giảm. Vào đầu năm 1999 đến nay , nhờ số Việt Kiều đông đảo về ăn Tết và mang theo thật nhiều đôla tiền mặt nên đồng tiền Cộng sản còn vững giá.
1. Trung Quốc liên tay với Khờ Me Đỏ để chận Cộng sản Hà Nội thực hiện Domino Sô Viết.
Ngày 3 tháng 1 năm 1978, Khờ Me Đỏ do PolPot cầm đầu chính thức cắt đứt ngoại giao với Cộng sản Hà Nội. Hà Nội đắng cay vì đã trông thấy rõ sự rạn nứt giữa hai nước Cộng sản. Thế domino tiến đánh Thái Lan và Đông Nam Á đã bị phá vỡ hoàn toàn và đưa tới hậu quả chiến tranh Miên Việt. Hà Nội cũng biết Cao Miên có sự hỗ trợ của Trung Cộng nên mới dám ra mặt chống đối.
Tuy Cộng sản Hà Nội thấy có "dịp" đánh chiếm Cao Miên và thanh toán chế độ PolPot nhưng còn úy kỵ Trung Cộng sẽ ra tay tấn công miền Bắc.
Bộ Chính trị Hà Nội ra chỉ thị ngầm cho các đảng viên, cán bộ là Trung Cộng đã trở mặt "chống chúng ta" và căn dặn phải "đề cao cảnh giác". Chuyên gia Trung Quốc đã bỏ về không giúp cho sự xây cất các kiến trúc quan trọng như cầu Thăng Long, khai thác các hầm mỏ, xây dựng các nhà máy.
Các viện trợ cũng bị cắt đứt. Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng công an, ủy viên bộ Chính Trị, đưa ra một đề nghị khá hấp dẫn: Nếu "đánh và đuổi" toàn bộ Hoa kiều miền Bắc, nhà nước có thể được "lợi" khoảng 200 triệu Mỹ kim do cướp đoạt của cải của họ!
Bộ Chính Trị nghe thấy "Mỹ kim" là mừng rơn, chấp thuận liền, không cần nghĩ đến thực tế và hậu quả. Khoảng hơn 200 ngàn Hoa kiều miền Bắc bị tịch thu tài sản, đuổi ra khỏi các nơi làm việc, công trường, và cho "tự do" đi qua Móng Cái, Đông Hưng về Tàu. Số tài sản và nhà cửa nhỏ nhoi cướp được thì bọn công an cán bộ chia nhau, chẳng thấy đồng "mỹ kim" nào cho nhà nước Cộng sản.
Các cơ sở, nhà máy, hầm mỏ tự nhiên mất hết các công nhân dầy kinh nghiệm người Hoa, đã bị tê liệt.
Đổi lại, Việt Cộng "được" sự chống phá của nước khổng lồ Trung Hoa! Trung Quốc công khai giúp Khờ Me Đỏ PolPot chống phá Hà Nội và dồn Hà Nội vào thế lưỡng đầu thọ địch. Sự duy trì một quân đội thật lớn lao tới 60 vạn để trấn giữ vùng biên giới đã khiến cho cộng sản Hà Nội bị lún sâu mỗi ngày vào sa lầy và kiệt quệ.
2. Trận đánh cuối cùng của chiến lược Domino Sô Viết!
Tháng 3 năm 1978, Liên xô bí mật đổ lên Cam Ranh khoảng 4 ngàn xe tăng, xe lội nước PT 76, và các xe tải, đại pháo 130 ly. Tất cả được di chuyển vào ban đêm. Chúng chạy vào tới Tháp Chàm thì rẽ vào Sông Pha, theo đường cận sơn xuống Tây Ninh và sửa soạn tràn qua Miên. Việt Cộng đã ỷ lại vào Liên xô, không sợ Trung Cộng.
Liên xô cũng căm tức Trung Cộng xé rào theo Mỹ nên muốn cho Việt Cộng chọc tức khiến Trung Cộng phải tấn công Bắc Việt, và Liên xô sẽ có dịp tấn công Trung Cộng từ phía Bắc.
Liên Xô biết chắc chắn Trung Cộng sẽ tấn công Bắc Việt nếu Việt Cộng tràn qua Miên. Nếu Liên Xô tấn công, thì Việt Cộng sẽ từ phía Nam đánh lên, và Trung Cộng sẽ bị kẹt vào cái thế lưỡng đầu thọ địch, vô cùng nguy hiểm. Nếu có chiến tranh, Bắc Kinh sẽ khó lòng giữ vững được sự thống nhất chặt chẽ. Sự phân hóa, chia rẽ nội bộ sẽ xẩy ra và Trung Cộng rất dễ trở thành "Tam Quốc", với nội loạn triền miên trong hàng thế kỷ!
Trung Cộng và Hoa Kỳ khi thả cho Cộng sản thắng tại Cao Miên và Việt Nam trong vòng hai tuần lễ (17/4 và 30/4, 1975), đã tính trước Việt Cộng sẽ theo lệnh Liên Xô đánh domino tràn qua Miên, qua Thái, chiếm Mã Lai, Singapore và uy hiếp Nam Dương, Brunei, Úc châu, với sự hỗ trợ của quân lực hùng mạnh với các tàu ngầm nguyên tử Liên Xô tại Thái Bình Dương.
Vậy vấn đề là làm sao cho Việt Cộng vào thật nhanh chiếm Miền Nam và Saigon để rồi bị Khờ Me Đỏ cản trở không cho mượn đường qua Miên tiến đánh Thái Lan. Nếu Việt Cộng tấn công Cao Miên thì Khờ Me Đỏ sẽ đánh du kích và làm cho bộ đội Việt Cộng sa lầy tại Miên. Trong sự sa lầy, các đoàn quân nghèo nàn đói khổ sẽ không thể tiến xa hơn để chiếm Đông Nam Á, và kinh tế Việt Cộng sẽ mau kiệt quệ. Việt Cộng sẽ phải quay sang Tây Phương năn nỉ và sẽ phải chấp nhận nhiều điều kiện trong số đó có vấn đề thả các tù cải tạo cũng như các người Mỹ mất tích có thể còn đang bị cầm tù. Do đó người ta đã "thả" cho PolPot vào Nam Vang trước ngày 17 tháng 4, 1975 để củng cố quyền lực trước khi "thả" cho Việt Cộng vào Saigon ngày 30 tháng 4, 1975.
Suy nghĩ chiến lược của cả Liên Xô và Trung Cộng, đều sai lầm vì chiến tranh quá nhanh, chớp nhoáng. Người Mỹ thì an ủi là dù sao cũng chận được thế domino Sô Viết tại Đông Nam Á Châu. Đúng một năm sau khi Việt Cộng tràn ngập Căm Bốt ngày 26 tháng 12, 1978, vào lễ Giáng Sinh 1979, Liên Xô cũng nhào vào A Phú Hãn (Afghanistan) và cũng bị sa lầy luôn ở đó. Phải đến năm 1986, nhờ sự dàn xếp của Mỹ, Liên Xô mới rút ra khỏi A Phú Hãn nhưng đã trở thành một con sư tử què. Sự bại trận và thất bại trong cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ đã đưa đến sự sụp đổ của toàn đế quốc Liên Xô vào những năm 1989-1991.
Cuối năm 1975, PolPot sang thăm Trung Quốc và được các lãnh tụ Trung Quốc đón tiếp trong một lễ nghi long trọng chưa từng có trong lịch sử thành Bắc Kinh. PolPot đã không ngờ mình chỉ là một tên nghèo hèn, từ một nước nhỏ bé lại được hậu đãi trọng thể như vậy, nên đã vô cùng cảm động và biết ơn sự tử tế hiếm có và nồng hậu của Bắc Kinh. Tự nhiên y được Bắc Kinh khuyến cáo phải đề phòng dã tâm của Hà nội sẽ xâm lăng Miên và đặt bù nhìn lên cầm quyền. PolPot cũng hứa chắc là sẽ làm cho quân đội Việt Cộng phải sa lầy tại Miên với chiến thuật du kích của y. Trung Quốc cũng cam đoan sẽ viện trợ tối đa cho PolPot để đối phó với Hà nội.
Không biết Bắc Kinh dặn dò y ra sao, PolPot sau khi về Nam Vang đã ra lệnh giết sạch những người biết đọc biết viết từ 11 tuổi trở lên. Đeo kính trắng cũng là người có "học" và phải bị giết. Cuộc tàn sát này quả vô cùng ghê rợn đến nỗi chính các cán bộ Khờ Me Đỏ cũng chịu không nổi. Những cán bộ trí thức cũng bị nghi ngờ có thể bắt tay với Việt Cộng và bị thủ tiêu. Người Việt sinh sống ở Miên cũng bị cả Lon Nol lẫn Khờ Me Đỏ tàn sát khoảng 200,000 người. Bọn Miên giết người Việt theo lối “cặp chả”. Chúng dùng tre kẹp khoảng 5 hay 6 người một rồi chặt đầu. Xác bị kẹp được thả xuống sông để thành một cái bè xác người chết, trôi suôi giòng Cửu Long về vùng Cần Thơ, Hậu Giang. Xương trắng đầy đồng. Sông Cửu Long tại miền Nam trôi nổi toàn xác chết từ Miên theo giòng nước phù sa chẩy về. (Sau này người Mỹ có làm một cuốn phim tên là "Cánh đồng giết người" (The Killing Field) kể chuyện PolPot giết dân Miên ra sao?)
Mục đích của PolPot rất giản dị: giết hết những người có học thì Việt Cộng sẽ không có người làm bù nhìn tay sai và như vậy chúng sẽ chậm tấn công vì không lẽ lại lập người Việt lên làm chính phủ bù nhìn tại Miên! Trong thâm tâm PolPot chỉ muốn giết sạch những người ngoại chủng như Miên gốc Hoa, gốc Việt mà phần nhiều là giai cấp thượng lưu, có học thức, giầu có và lãnh đạo nước Miên. Nhiều cán bộ Khờ Me Đỏ khi bị giết cũng không ngờ rằng bị giết vì có máu ngoại chủng (Miên lai Hoa, lai Việt, hoặc gốc Hoa, gốc Việt) trong người. Năm 1975, sau khi nắm chính quyền, PolPot cho mời nhiều người Miên du học bên Pháp về hợp tác. Trong số những người đáp lời mời có Sien An là bạn cũ cùng học từ nhỏ. Khi từ Pháp về tới phi trường Pochentong, Sien An tuyên bố đặt mình dưới sự chỉ huy của cách mạng. Nhưng không ai hiểu vì lý do gì mà chỉ 3 ngày sau, cả hai vợ chồng nhà trí thức Siên An bị PolPot cho lệnh phải xử tử ngay. Chính Siên An cũng không ngờ vì mình là Miên gốc Hoa mà bị giết.
Tuy PolPot có hai tên phụ tá có trình độ học vấn khá cao là Khieu Samphan và Ieng Sary, nhưng tất cả bọn đã được Bắc Kinh đánh giá quá cao trong kế hoạch ngăn chặn Việt Cộng.
Đúng như sự tiên liệu của Trung Cộng. Sau khi nhận đầy đủ võ khí do Liên Xô cung cấp để đánh Miên, bộ tham mưu Việt Cộng đã nắm chắc phần thắng nhưng kẹt không kiếm được một người Miên nào có tác phong xứng đáng lập chính phủ bù nhìn. Tuy lực lượng của y chỉ có vỏn vẹn một sư đoàn 101, luộm thuộm, chắp vá, và mấy chục ngàn quân du kích lẻ tẻ, ô hợp, nhưng PolPot ỷ vào cái "thế mạnh" Trung Cộng nên ra sức quấy rối Việt Nam.
Một trận chiến giữa hai phe cộng sản nghèo đói có vẻ thê thảm hơn người ta ước lượng. Các giếng nước đều bị PolPot cho lệnh thả xác chết xuống. Nhưng bộ đội Việt Cộng khát quá cũng phải uống vậy. Quân lính "trẻ con" Việt Cộng xài xe tăng Liên xô thật phí phạm. Chúng không cần tránh né các bãi mìn. Chúng coi thường cái chết vì biết trước sau gì thì cũng chết , cần gì phải giữ gìn? Chúng cũng không biết giá trị tiền bạc về chiếc xe tăng và không hiểu gì về máy móc để có thể có một chút hiểu biết về bảo trì xe tăng. Xe tăng hư là bỏ. Việt Cộng thường xích chân lũ bộ đội trẻ nít này vào xe tăng nên khi xe tăng bị đạn cháy chúng cũng bị chết cháy luôn.
Một tên bộ đội trẻ con viết thư về nhà nói “Đã hai lần con mất dịp hi sinh.... “! Y ngụ ý suýt chết 2 lần nhưng Đảng Cộng sản dậy y “chết” là “hi sinh” cho tổ quốc xã hội chủ nghĩa! Điều khủng khiếp trong câu chuyện nhỏ này là trẻ con miền Bắc đã bị nhồi sọ tới mức chúng đã trở thành người máy, không còn tính người và tình người, chỉ biết bắn giết “bất cứ ai” kể cả cha mẹ anh em, cho Đảng và hi sinh vì Đảng.
Tháng 9, 1978, Việt Cộng tấn công vùng "mỏ vẹt" Soài Riêng (Parrot Beak, Svay Rieng) và sư đoàn duy nhất chủ lực của Miên Cộng bị tan rã. Trong trận này có một trung đoàn trưởng Miên tên là Heng Samrin ra hàng. Việt Cộng mừng quýnh liền chuẩn bị cho Heng Samrin ra cầm đầu chính phủ bù nhìn tương lai, và rút quân về. Đám tàn quân Miên Cộng vì quá sợ PolPot giết nên đã báo cáo tốt, nói đã đánh bại quân Việt Cộng khiến chúng phải chạy về Việt Nam.
PolPot yên chí Việt Cộng thua thật sự và như vậy chắc còn lâu mới dám tấn công lần nữa. Y yên chí là mọi chuyện tốt đẹp nên đã báo cáo thêm thắt cho tốt đẹp hơn cho các cố vấn Trung Cộng nghe.
Cũng trong khoảng tháng 9 năm 1978, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America) lên án tội ác diệt chủng của PolPot trong ba ngày liền. Sự kiện này có vẻ mào đầu hay mời mọc cho sự tiến công của Việt Cộng vào Cao Miên để tiêu diệt chế độ PolPot. Đêm lễ Giáng Sinh 1978, tuy PolPot không theo Thiên Chúa giáo, nhưng cũng là dịp y uống rượu say sưa với các đồng chí và cố vấn Trung Cộng
Ngay sau nửa đêm 25 rạng ngày 26 tháng 12 năm 1978, quân đội Việt Cộng tràn sang như nước vỡ bờ bằng 7 mũi dùi tiến sâu vào lãnh thổ Miên và tiến thẳng lên Nam Vang, cách Tây Ninh khoảng 200 cây số mà không gặp một chút kháng cự nào.
PolPot và các đồng chí bỏ chạy tán loạn, bỏ cả giấy tờ chạy lấy người. Các cố vấn Trung Quốc chạy như ma đuổi lên Battambang, rồi từ đó qua Thái Lan đáp máy bay về Tầu. Việt Cộng đánh thốc lên Battambang và nhìn qua Thái Lan, nhưng không tiến quân xa hơn nữa. Đây là giai đoạn Việt Cộng giở quẻ với Liên Xô. Việt Cộng ngại tiến sang Thái thì Trung Cộng sẽ tấn công Lạng Sơn ở phía Bắc. Việt Cộng ra điều kiện cho Liên Xô phải viện trợ thêm xe tăng, đại pháo, quân dụng, lương thực và phải chuẩn bị tấn công Trung Cộng từ phía Bắc để làm nhẹ áp lực tại Lạng Sơn. Một ẩn ý “riêng” của Việt Cộng lúc đó là chiếm Cao Miên “cho mình”, không phải cho Liên Xô. Chính vì việc này mà tổng bí thư Leonid Brezhnev của Liên Xô đã tức ói máu, tức cho đến chết vào năm 1982.
Trở lại cuộc rút bỏ miền Nam của Hoa Kỳ năm 1973 và 1975, ta thấy người Mỹ quả cao tay khi dùng chính Cộng sản ngăn chận domino. Ta có thể kết luận rằng Hoa Kỳ đã chấp nhận (giả) thua chiến tranh chiến thuật tại Việt Nam nhưng họ đã toàn thắng trong chiến tranh chiến lược domino. Nhưng ngày nay, Hoa Kỳ lại phải đối phó với chiến lược domino mới tại Việt Nam của Trung Cộng. Trung Cộng chắc chắn sẽ thắng Mỹ, đuổi Mỹ ra khỏi Á Châu và làm bá chủ thế giới. Nếu Trung Cộng thua thì nước Tầu sẽ bị chia cắt làm nhiều tiểu quốc. Cộng sản Hà Nội chắc chắn sẽ bị tiêu diệt vì ở trong cái thế kẹt... domino, giữa hai đại cường!
Chính vì thủ đoạn tráo trở lật lọng của Việt Cộng mà Trung Quốc ngày nay nắm chặt Việt Cộng bằng bàn tay sắt, không cho đi với Mỹ. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình tuyên bố công khai rằng
“Chế độ Cộng sản Hà Nội là một tập đoàn chó đẻ lưu manh nhất Á Châu!”
Năm 1976, tổng bí thư Cộng sản Lê Duẩn đi Liên Xô để tấu trình về thành quả "chiến thắng" miền Nam, các sự thu hoạch khả quan trong tương lai, và hi vọng Liên xô sẽ giúp đỡ phát triển kinh tế hậu chiến với kỹ nghệ (công nghiệp) nặng. Brezhnev và các đồng chí lớn trong bộ Chính Trị Liên xô dựa vào báo cáo của Duẩn và đặt chỉ tiêu cung cấp các thứ lương thực như gạo, thịt cá, trái cây, lâm sản, cao su, cà phê, trà, vải vóc, sữa, thuốc tây, toàn là những sản phẩm của miền Nam, để trả nợ súng đạn.
Liên xô cũng vui vẻ đưa cho Lê Duẩn coi danh sách 41 nhà máy công nghiệp nặng hiện Liên xô đang xử dụng. Các nhà máy này sẽ được tháo gỡ cho xuống tàu chở sang Việt Nam. Việt Nam sẽ "chỉ" phải đài thọ lương bổng và nuôi ăn ở các chuyên gia Liên xô tháo gỡ, lắp ráp, và điều hành các nhà máy này cho đến khi người Việt có khả năng thay thế. Lê Duẩn mừng quýnh, cảm ơn cảm tạ các đồng chí vĩ đại Liên xô rối rít và hăng hái ký ngay vào bản thỏa hiệp trao đổi cũng vĩ đại này.
Nhưng đến khi về nước kiếm được người đọc chữ Nga (cả Bắc Việt chỉ có vài người có đủ khả năng nói tiếng Nga thông thạo đủ làm thông ngôn thông dịch trong mọi vấn đề trong cuộc bang giao Việt Sô), cả tập đoàn lãnh đạo cộng sản Hà nội ngẩn ngơ vì các nhà máy phần nhiều đã quá già nua, cổ lỗ sĩ, từ hồi Đệ Nhất thế chiến (1914-1918) hay trước khi cách mạng tháng 10 cộng sản Bolshevik lên cầm quyền năm 1917.
Những "nhà máy" này không đáng giá trị sắt vụn vì phần nhiều làm bằng gang hay loại thép xấu đã han rỉ, mục nát phần lớn. Liên xô đang muốn canh tân nên phế bỏ nhà máy cũ để mua các nhà máy hiện đại từ các nước tư bản thay thế. Trong thập niên '60s, Liên xô đã phải mua toàn bộ nhà máy chế tạo xe hơi LaĐa của hãng Fiat của Ý, và sau đó mua thêm nhà máy chế tạo xe vận tải hiệu Kama của hãng Ford, Hoa Kỳ.
Trong các thập niên '50s, '60s, người ta "đo lường" tiến bộ khoa học, kinh tế, và phát triển tại mỗi nước bằng kỹ nghệ xe hơi và số xe hơi tính theo đầu người dân, sau đó mới tới TV, tủ lạnh, máy bay, và các tiện nghi khác. Liên Xô đã phải xấu hổ, đỏ mặt ngượng ngùng mỗi khi khoe các tiến bộ về hỏa tiễn (tên lửa) và phi hành gia không gian, nhưng người dân Nga hầu hết không biết đến xe hơi, TV, tủ lạnh, máy điều hòa không khí hay phát nhiệt là cái gì?
Cho đến những năm 1989-1993 thì sự thiếu thốn bên Liên Xô đã tệ hại thê thảm đến mức những người dân Nga phải xếp hàng từ sáng đến tối trong tuyết giá để được mua một mẩu phó mát hay một ổ bánh mì mà không biết tương lai sẽ ra sao?
Ruột gan tê tái, nhưng vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, Lê Duẩn phải thảo văn thư từ chối khéo vì Việt Nam chưa đủ khả năng tiếp nhận công nghiệp nặng, nhưng vẫn giữ các lời cam kết cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm để trả nợ võ khí!
Nhưng Lê Duẩn cũng vẫn thua sự lưu manh tráo trở của cán bộ cộng sản. Sau khi Duẩn chết, cán bộ cộng sản đã toa rập với Hoa thương lưu manh từ Singapore, Hồng Kông, Đài Loan nhập cảng máy móc thiết bị để đầu tư sản xuất, mở mang kinh tế. Năm 1994, người ta khui ra có tới 78% máy móc nhập nội từ năm 1988 đến 1993 đã chỉ là máy loại "vất đi" đã phế thải từ thập niên '50s và được tạm tân trang lại. Những máy móc này được tính theo giá máy mới, hiện đại, kiểu tối tân nhất để cổ phần đầu tư từ phía người Tầu có vẻ nhiều theo đúng khế ước!
Chính các thỏa hiệp trả nợ năm 1976 đã làm cho kinh tế kiệt quệ, tinh thần cán bộ xuống dốc trở nên tiêu cực làm cho cả nước phá sản. Các cán bộ kinh tế không hiểu tại sao chỉ được lệnh thu mua, sản xuất hàng và đưa xuống tàu Liên xô "xuất khẩu" mà không thấy tiền bạc gì cả. Chỉ thấy tiền giấy lộn "bạc cụ Hồ" mỗi ngày mỗi nhiều và mất giá trị thật nhanh.
Nước Việt Nam nghèo nàn hậu chiến, chưa phục hồi được gì, chính phủ lại không biết làm kinh tế, mà lại phải lo cung cấp trả nợ cho một nước khổng lồ như Liên xô với mấy chục tàu biển lúc nào cũng chực sẵn lấy hàng thì làm sao có thể "khá"? Sự phí phạm "chất xám" bằng cách giam giữ tù đầy hàng triệu người, sự cấm đoán làm ăn buôn bán kiểu "cấm chợ ngăn sông", nền giáo dục thoái hóa cực kỳ với giáo sư, giáo viên đói ăn... đã khiến cho hàng chục triệu người bất mãn, oán thù, phá hoại, thì làm sao đứng vững? Chính vì thấy Liên xô hút máu hút mủ nước Việt một cách tàn bạo vô hạn định mà các cán bộ đã nản lòng, lo xoay sở kiếm chác làm lợi cho bản thân.
Sự kiện cán bộ trở nên tham ô, ăn cắp đã trở thành đại nạn quốc gia vào năm 1993. Toàn thể cán bộ, công an các ngành đã trở thành một lũ ăn cắp, cướp ngày và buôn lậu. Chúng không từ một cái gì, không từ một thủ đoạn nào, không từ một mánh khóe nào để thủ lợi. Từ thủ tướng Võ Văn Kiệt trở xuống đến các giám đốc thủ trưởng nhỏ nhất, toàn bộ Nhà nước đều ăn cắp. Công an các cấp thì buôn lậu và bao che buôn lậu đĩ điếm. Công ty du lịch thì buôn bán gái điếm tổ chức "sex tours" cho Hoa kiều hành lạc với trẻ nhỏ. Tướng Đoàn Khuê, tham mưu trưởng quân đội, là trùm ma túy và các đồn điền quân đội trồng thuốc phiện từ Lai Châu xuống đến Điện Biên Phủ. Đà Nẵng và Hải Phòng đã trở thành những điểm xuất phát của bạch phiến tinh chế và thuốc phiện ra thị trường quốc tế.
Nếu các nước tư bản có "thương tình" dân Việt mà viện trợ thì cũng chỉ làm giầu cho Liên xô và chính quyền cộng sản. Lệnh cấm vận đã giúp cho dân Việt mau kiệt quệ và thật nghèo để có thể quịt nợ Liên xô và làm cho Hà nội mất sự ủng hộ của Liên xô một khi Liên xô thấy không có lợi gì tại Việt Nam!
Tất cả các sự viện trợ và cứu trợ nhân đạo bằng tiền bạc và phẩm vật cho dân Việt đều bị Nhà nước Việt Cộng chiếm giữ hết, không bao giờ phân phát cho dân nghèo.
Cũng năm 1976, Lê Duẩn cho khởi đầu kế hoạch ngũ niên (5 năm) để sản xuất và tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc đến chủ nghĩa xã hội. Chỉ tiêu của y ra là đến năm 1981 mức sản xuất lương thực phải đạt 21 triệu tấn cho cả nước. Ước lượng năm 1976 là 16 triệu tấn. Quả là một sự ước lượng quá lạc quan với chương trình 5 năm, mỗi năm gia tăng 1 triệu tấn!
Đài BBC đã phê bình những người lãnh đạo cộng sản tính toán kinh tế như người đi săn lạc quan! Chúng tính có 10 viên đạn mang đi thì chắc chắn sẽ mang về 10 con thú!
Trong bài diễn văn đọc trước đại hội Đảng kỳ 4, cuối năm 1976, Lê Duẩn nói dân tộc Việt sẽ xây dựng một xã hội mới trong đó không có cảnh người bóc lột người! Câu này quả là đúng! Trong nước Việt xã hội chủ nghĩa, không có người nào bóc lột người nào mà chỉ có Đảng và Nhà nước bóc lột người dân Việt đến tận xương tủy!
Kết quả sau 2 cái kế hoạch 5 năm, từ 1976 đến 1986, chỉ tiêu đạt được có 18 triệu tấn theo báo cáo láo của cán bộ. Còn cái kế hoạch 5 năm sau cùng 1986-1991 thì bỏ dở vì Liên xô quá kiệt quệ đã cắt ngang nửa chừng viện trợ.
Những người quốc gia bị tù đã sống lây lất, lê lết trong kiếp sống mỏi mòn trong nhiều năm. Đa số đã không ân hận là đã góp sức trong cuộc chiến chống Cộng. Tất cả đều tiếc là trước kia đã không hết lòng gắng sức tiêu diệt Cộng sản nhiều hơn nữa. Tất cả những người dân đã sống trong chế độ cộng sản đều nghĩ phải tiêu diệt Cộng sản và không thể nhân đạo với chúng.
Tháng 10, 1991, sau cái chết thảm khốc của vợ chồng tên đồ tể Cộng sản Ceaucescu tại Lỗ Mã Ni do đám đông cuồng nộ, một "lũ bốn người" tự nhận là luật gia, trí thức tại San José, Orange, San Diego và Pháp đã ra kiến nghị hêu gọi khoan hồng và tha tội cho cộng sản mặc dầu bọn này chưa chết và chưa biết ai sẽ giết chúng. Đó là các ông Vũ Quốc Thúc, Nguyễn hữu Thống, Nghiêm xuân Hồng và Nguyễn cao Hách. Mấy vị trí thức này quả là đầy lòng nhân đạo. Lẽ dễ hiểu là các ngài đã ra đi từ năm 1975 và có một vị, Vũ Quốc Thúc, được Mai Chí Thọ đích thân cho đi Pháp năm 1976 vì đã từng học chung với Tổng Thống Pháp Giscard D'Estaing và đã được ông này can thiệp với Thọ cho xuất ngoại.
Trước khi vị này ra đi Mai Chí Thọ đã đãi ăn và yêu cầu vị này nếu có sang Pháp thì nói "tốt cho anh em cộng sản" dùm! Các vị này quả là những người có nhân đạo và phước đức. Các vị đã không cần nghĩ đến hàng chục triệu oan hồn và hàng chục triệu người còn sống là nạn nhân cộng sản, đang đòi Cộng sản phải trả nợ máu, và đang đòi tiêu diệt Cộng sản! Các vị đã không nghĩ những tên Cộng sản với tội ác đẫm máu của chúng phải bị tiêu diệt để cho toàn thể dân tộc Việt có cơ hội hồi sinh xây dựng lại đất nước.
Nếu muốn cho chúng sống thì các vị nên lập kiến nghị đừng lật đổ Cộng sản có phải tiện sổ sách hơn không? Các vị theo học luật "người" có vẻ giỏi với cấp bằng tiến sĩ đầy mình nhưng các vị không biết theo Luật Trời thì những người xin tha tội cho cộng sản thì phải gánh tội cho chúng! Dù không biết Luật thì Luật Trời vẫn áp dụng thẳng tay dù mới chỉ trong kiến nghị!
Từ sau khi tên hai vợ chồng tên đồ tể sát nhân Ceaucescu bị giết ở Roumania vào cuối năm 1989, đã có vài tên cò mồi cho Cộng sản viết bài mong đại xá cho Việt Cộng, đừng tàn sát chúng tội nghiệp! Không lẽ các vị luật gia trí thức cũng giống mấy tên cò mồi này? Có thể ta cũng nên chiều theo ý các vị này không giết những tên cao cấp cộng sản và nên cho các vị này cùng đi học tập cải tạo với các cán bộ cộng sản cao cấp cho vui, cho bõ tình đồng chí thương xót lẫn nhau. Thỏ chết, cáo thương mà!
Các ngài đã ngây thơ tưởng tượng "người ta" sẽ bắt Việt Cộng nhốt lại rồi mang ra tòa xử và các ngài sẽ đứng ra bào chữa cho chúng theo truyền thống dân chủ pháp trị kiểu Mỹ hay kiểu Pháp! Chúng tôi sẽ tàn sát lãnh đạo Việt Cộng và những tên tăng ni quốc doanh, sư công an trong các chùa quốc doanh. Chúng tôi sẽ cho chúng tắm trong máu của chúng. Thấy dân Việt "dã man" như vậy, các ngài nên từ bỏ, đừng nhận mình là người Việt nữa cho tiện! Có lẽ giờ này các ngài cũng đã có quốc tịch nước ngoài rồi. Cộng sản không phải là "người Việt", chúng là quỷ đỏ!
Chính vì sự cấm vận bao vây kinh tế của Hoa Kỳ đã khiến chúng nhượng bộ thả gần hết khoảng hơn 100 ngàn sĩ quan quốc gia và cho phép họ được đi Hoa Kỳ do người Mỹ đài thọ. Tuy một số khá đông tù nhân đã bị chết, nhưng những người còn sống đều căm thù sự tàn ác của cộng sản. Hầu hết đều tàn tạ, kiệt sức, mất tinh thần sau hàng chục năm bị đầy đọa đói khổ.
Tuy ba người kia có vẻ im hơi lặng tiếng nhiều năm qua, đến những năm 1998, 1999, 2000, luật sư Nguyễn Hữu Thống trở thành một thứ lý thuyết gia cố vấn cho bọn cò mồi Mạng Lưới Nhân Quyền cho đến ngày nay .
3. Cuộc tấn công của Việt Cộng tại Miên ,Trung Cộng nhằm tiêu diệt các tướng Cộng sản người Việt sáng giá?
PolPot sau này trú ngụ vùng PaiLin giáp biên giới Thái Lan. Quân đội Thái, do lệnh từ Bắc Kinh, cũng nuôi dưỡng, tiếp tế và bao che cho PolPot được tồn tại cho đến năm 1995. Hai đoàn đặc nhiệm (task forces) Thái số 388 và 830 thường xuyên tiếp tế lương thực và vũ khí cho Khờ Me Đỏ. Tháng 12 năm 1993, người ta bắt được mấy trăm xe tải chở 1,500 tấn vũ khí từ Thái Lan cho Khờ Me Đỏ. Trong số này có 30 khẩu đại bác 130 ly. Vũ khí đều của Trung Cộng. Sau vụ này, không hiểu người Mỹ thu xếp ra sao mà Trung Cộng đã cắt giảm viện trợ cho PolPot rất nhiều có thể nói là hết hẳn vào năm 1995. PolPot chỉ còn trông cậy vào nguồn lợi hồng ngọc và đá quí sản xuất tại PaiLin. Có lẽ quân đội Thái Lan đã ham nguồn lợi này nên mới trợ giúp cho PolPot. (Pol Pot và Khờ Me Đỏ trên thực tế đã bị tiêu diệt vào tháng 4 năm 1998)
Thời gian Việt Cộng chiếm xong Miên chưa đầy một tuần lễ, khác hẳn với Liên Xô sau này bị sa lầy tại Afghanistan trong 8 năm và chịu thua, rút quân. Trung Cộng và Hoa Kỳ sững sờ vì PolPot đánh quá bết, hay Việt Cộng đánh quá hay? Trung Cộng cũng khá đau vì Việt Cộng đánh và thắng PolPot quá nhanh khiến Trung Cộng không kịp trở tay cứu đàn em. Tướng Lê Trọng Tấn đã bầy kế hoạch đánh chiếm Cao Miên một cách thần tốc ngoài tất cả mọi dự liệu của Trung Quốc. Vì lẽ này, hai đại tướng Lê Trọng Tấn (chết 1986) và Hoàng văn Thái (chết 1990) đã bị gián điệp Trung Cộng (?) ám hại trước khi nắm bộ Quốc Phòng. Trung Cộng không bao giờ muốn thấy Việt Nam, dù là Cộng sản hay Quốc Gia, có những tướng lãnh hay chiến lược gia tài giỏi có thể làm cho Trung Cộng điêu đứng và có thể tan rã.
Đây cũng là một bài học về đối ngoại cho người Việt. Hồ chí Minh trước kia đã tin tưởng hoàn toàn vào Trung Cộng. Hồ đã khiến cho các lãnh đạo Cộng sản Hà Nội phải tin tưởng tuyệt đối vào "thiện chí" của lãnh đạo Bắc Kinh. Trung Cộng cũng đã chấp thuận cho Đoàn Khuê, một tên vô tài và thần phục Bắc Kinh, được nắm bộ Quốc Phòng từ năm 1990 đến 1996.
Tuần báo Newsweek phê bình trận đánh Cao Miên của quân đội nhân dân Hà Nội đáng được gọi là điển hình và có thể được dậy trong các quân trường. Kế hoạch làm cho Việt Cộng bị sa lầy tại Miên đã thất bại không như ý muốn của Hoa Kỳ và Trung Cộng. Hoa Kỳ chỉ có thể tự an ủi chế độ diệt chủng của PolPot đã bị đuổi ra khỏi Nam Vang và ít ra Việt Cộng vì sợ Trung Quốc đánh sau lưng đã không dám tiến sang Thái Lan.
Dầu sao PolPot đã làm cho dân Miên phải kinh tởm y và bộ đội Việt Cộng đã được mừng đón như những cứu tinh! Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Heng Samrin lập xong chính phủ mới và hai tháng sau, Hồng Thập Tự quốc tế viện trợ nhân đạo cho Miên khoảng 150 triệu Mỹ kim phẩm vật. Có thể nước Mỹ đã hối hận với dân tộc Miên sau vụ 17 tháng 4 năm 1975 và vụ ủng hộ PolPot chống Việt Cộng sau này, nên đã viện trợ cho dân Miên qua hội Hồng Thập Tự. Bộ đội Việt Cộng có đi cướp vàng yểm tâm tại các tượng Phật và chôn dấu trong các chùa.
Năm 1979, khi Hồng Thập Tự quốc tế chở phẩm vật cứu trợ tới Miên thì các cô gái Miên biểu tình với các biểu ngữ: "Hãy gửi cho chúng tôi những xe vận tải đầy đàn ông!" PolPot quả đã giết khá nhiều đàn ông Miên. Nhờ quân đội Việt Cộng sang Miên cũng khá đông (khoảng 200 ngàn), các cô gái Miên cũng dễ kiếm chồng. Bất cứ bộ đội nào lấy vợ Miên cũng được giải ngũ ở lại đất Miên sinh hoạt bình thường. Hiện nay số con lai Miên-Việt đã khá đông và tiếng Việt được xử dụng tại khắp nơi và trong trường học. Các đoàn người nghèo miền Bắc đã di cư tới Miên cũng khá nhiều. Việt Cộng tổ chức cho đi di dân cả huyện một lúc cho những huyện thật nghèo và đông dân như vùng Thái Bình, Thanh Nghệ.
Tháng 9, 1995, quốc trưởng Cao Miên Sihanouk đi thăm Hà Nội. Trước khi đi, ông Sihanouk cũng cảm tạ quân đội Cộng sản Việt Nam đã đánh đuổi PolPot. Nếu không thì bản thân ông và nhiều người Miên khác sẽ bị giết chết hết.
4. Trận đánh “bài học” biên giới Lạng Sơn 4giờ sáng ngày 17 tháng 2,1979. Trung Cộng áp dụng chiến tranh diệt chủng (genocidal war) tại Việt Nam.
Sau khi Việt Cộng "đánh" người Hoa và tống xuất người Hoa năm 1978, Trung Cộng cũng dồn quân xuống biên giới Bắc Việt. Trung Cộng đưa một số lớn máy bay MiG, khoảng vài trăm chiếc, xuống các phi trường Hoa Nam. Những phi cơ này luôn luôn bay lượn sát không phận Bắc Việt như để thị oai với Hà nội.
Việt Cộng tỏ ra anh hùng vì còn ỷ lại vào Liên xô nên không sợ áp lực quân sự Trung Quốc. Võ Nguyên Giáp và các tướng Việt Cộng đã điều quân ra biên giới với chủ yếu xử dụng tối đa các dàn súng và hỏa tiễn phòng không. Người ta ước lượng Việt Cộng đã đưa ra biên giới khoảng 4 ngàn(4,000) dàn đại bác và đại liên phòng không và hàng ngàn hỏa tiễn phòng không SAM2! Việt Cộng chắc mẩm chuyến này sẽ bắn máy bay Trung Cộng rụng như sung (turkey shoot), nhưng chúng đã không học đến chữ ngờ!
Trung Cộng đã định bụng khi Việt Cộng tấn công mạnh sang Miên sẽ áp lực tại miền Bắc khiến cho Việt Cộng không thể toàn thắng tại Miên và rất dễ bị sa lầy. Nhưng khi Việt Cộng tốc chiến, tốc thắng chiếm Miên trong vòng một tuần lễ thì cả Trung Cộng lẫn Hoa Kỳ đều chưng hửng. Trước chuyện đã rồi, Trung Cộng không có "cớ" đánh Việt Cộng và cũng úy kỵ Liên xô sẽ tấn công miền Bắc Trung Hoa. Nhưng Trung Cộng đã không chịu bó tay một cách giản dị như vậy!
Ngày 16 tháng 2 năm 1979, thủ tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng và Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng quân đội cộng sản, người đã "đại thắng Miền Nam" cùng đi Cao Miên để chứng kiến thắng trận và chính phủ mới do Heng Samrin lãnh đạo.
Đúng 4 giờ sáng ngày hôm sau, 17 tháng 2 năm 1979, trong cái lạnh khoảng O độ Celsius, quân đội Trung Cộng do tướng Dương Đắc Chí tư lệnh Hoa Nam chỉ huy, đã lẳng lặng đi bộ sang phía Việt Nam suốt dọc biên giới dài gần 1,000 dặm Anh (miles) hay là 1,500 cây số. Vì bị tràn ngập bất ngờ trong khi đang ngủ say, sự chống trả của bộ đội Bắc Việt gần như không có. Không có một máy bay nào được xử dụng. Tất cả các dàn cao xạ, đại bác phòng không, các hỏa tiễn SAM2 đều bị quân Trung Cộng hốt sạch. (Tướng Dương đắc Chí đã chết mùa thu năm 1994.)
Tất cả các đường rầy xe lửa cũng bị dọn sạch, luôn cả "tà vẹt" (ties) và đá lót đường rầy. Các cây cầu bằng sắt thì được khiêng đi mất. Cầu bằng bê tông thì bị đập tan lấy sắt. Thậm chí các đầu cầu (abutments) có thể được dùng để xây cất lại cầu cũng bị phá nát. Các cột đèn, cột điện thoại cũng được khiêng về Tàu.
Các đồ vật, vải vóc, máy móc, ăn cướp được trong miền Nam chất đầy trong các hang núi như động Tam Thanh cũng bị dọn sạch sẽ. Các phẩm vật như vải vóc, đường, sữa trong các hợp tác xã được mang ra phát không cho dân chúng. Mỏ Apatít (phosphate) tại LaoKay được dọn sạch đến mức toàn bộ khu mỏ trở lại thời kỳ nguyên thủy, khi chưa khai thác!
Hang Pắc Bó là nơi Hồ Chí Minh trú ngụ giữa dân tộc Tày chất phác đã được Việt Cộng coi như là mả tổ, vì đây là nơi Hồ thành lập Mặt Trận Việt Minh. Hồ rất sợ người Việt, nên y thường trú ngụ nơi các dân tộc thiểu số. Trước cửa hang Pắc Bó có một ao nước với một cái suối nước nhỏ chảy qua. Hồ đặt tên là hồ Các Mác và suối Lê nin! Việc này chứng tỏ Hồ đã vong bản hoàn toàn, không còn nhớ đến tổ tiên Hồng, Lạc. Sau khi chiếm miền Nam, Việt Cộng đã đưa những đồ quý ăn cướp được dấu vào trong hang Pắc Bó vì hang này đã trở thành di tích lịch sử, "thánh địa" của cộng sản! Lúc nào cũng có lính gác bảo vệ hang và bảo vệ luôn cả kho tàng của chế độ!
Về địa lý phong thủy (fengshui) thì người Tàu coi hang Pắc Bó là mả tổ thực sự của cộng sản Hà nội. Vậy muốn triệt long mạch khiến cho cộng sản Việt Nam tiêu tùng thì phải phá tan hang Pắc Bó! Sau khi đã dọn sạch của cải, quân Trung Cộng đã đưa nhiều xe chất nổ vào hang và phá cho sập. Lạng Sơn cũng bị phá nổ tan gần thành bình địa. Bắc Kinh đã triệt để áp dụng “chiến tranh diệt chủng” tại vùng biên giới Hoa Việt. Lũ đàn em của Hồ từ Lê Duẩn trở xuống đều vô cùng đau đớn về chuyện này và chúng cũng kinh sợ thủ đoạn ghê gớm của Trung Cộng.
Từ Đồng Đăng về đến Lạng Sơn có khoảng hơn 40 pháo đài (fortresses) kiên cố bằng bê tông cốt sắt được xây cất từ thời Pháp và Nhật để bảo vệ Lạng Sơn hay là cửa ngõ vào Hà Nội. Mỗi pháo đài được xây chìm vào trong núi với đủ chỗ ở, súng đạn, lương thực cho khoảng một ngàn người cầm cự lâu dài. Các pháo đài kiên cố này không sợ bom đạn vì dựa vào các núi cao, hiểm trở, đầy sương mù với chướng khí quanh năm mù mịt. Như vậy riêng trong các pháo đài này có khoảng hơn 40 ngàn quân Bắc Việt.
Vì Lạng Sơn chỉ cách Hà nội có 140 cây số (90 miles), nên các pháo đài này đã được ví là cánh cửa bằng thép để bảo vệ Hà nội. Nếu mất các pháo đài thì mất Lạng Sơn, mà mất Lạng Sơn thì Hà Nội khó lòng giữ được.
Quân Trung Cộng đã nhẹ nhàng đưa các xe đặt máy hơi ép (air compressors) loại lớn có công xuất cao đến các pháo đài và bơm hơi độc vào trong giết hết quân phòng thủ. Chỉ trong có mấy ngày đầu, quân Trung Cộng đã hoàn toàn làm chủ biên giới và chiếm Lạng Sơn. Toàn bộ lãnh tụ cộng sản Hà Nội và gia đình đã hốt hoảng di tản gấp vào Nam trong đêm tối. Nhưng quân đội Trung Quốc đã rút bỏ ngày 6 tháng 3, 1979 sau khi "dọn" sạch sẽ hết mọi thứ.
Hà nội phải đợi đến đúng một tháng sau, ngày 17 tháng 3 năm 1979, mới dám trở lại Lạng Sơn và khoe rầm đã "chiếm lại" Lạng Sơn. Số quân Bắc Việt bị bắt và bị giết không ai biết rõ bao nhiêu, nhưng có thể tới 70 ngàn. Tất cả các xác chết được đốt sạch cho phi tang. Sau này, tháng 6 năm 1989, xác mấy chục ngàn sinh viên bị giết tại Thiên an Môn cũng bị đốt ngay tại chỗ.
Trận Lạng Sơn dầu sao cũng có một điểm "son" về tinh thần chống xâm lăng phương Bắc của người Việt. Mức độ "tử chiến" đầy hận thù "ngàn năm" của người Việt chống Trung Quốc đã biểu lộ và thể hiện trong trận Lạng Sơn. Các chiến sĩ du kích và chính qui, cả nam lẫn nữ, đều đã "quên" họ là cộng sản hay không cộng sản. Họ đã "quên" luôn cả cộng sản khi cầm súng chiến đấu chống quân thù truyền kiếp. Sự liều mình quyết tử trước họng súng quân thù Trung Cộng đã làm cho các cấp chỉ huy Trung Cộng phải khiếp đảm. Bọn Trung Cộng đã mang các chiến sĩ Việt Nam bị bắt ra cho xe tăng cán đến nát thây. Cả hai bên đều tàn sát tù binh vô cùng dã man. Tinh thần "Sát Thát" hay là "Sát Trung" cao độ của người Việt đã làm cho người Tầu phải nhụt chí mỗi khi tính đến chuyện xâm lăng Việt Nam bằng võ lực.
Ngay sau khi tốc chiến, tốc thắng và cấp tốc rút lui, Trung Cộng đã tuyên bố chỉ cho Việt Nam một bài học. Sở dĩ Trung Cộng tránh dùng danh từ chiến tranh để cho Liên Xô không có cớ gây sự, gây hấn, và tấn công. Người Mỹ thì làm như không biết chuyện gì đã xảy ra.
Báo chí có hỏi chính phủ Hoa Kỳ về tình hình trận Lạng Sơn mà họ nghĩ vệ tinh nhân tạo của Mỹ có những hình ảnh rõ ràng. Nhưng chính phủ Mỹ trả lời Lạng Sơn mây mù dày đặc, vệ tinh không thể chụp ảnh. Sự thật thì vệ tinh Mỹ trong giai đoạn này có thể chụp ảnh bất chấp thời tiết. Có nhiều loại máy ảnh có thể "xuyên thủng" qua sương mù, hay lá cây rừng như chụp bằng radar, bằng hồng ngoại tuyến (infra red).
Cả hai bên tham chiến, Trung Cộng và Việt Cộng đều nín lặng coi như không có gì quan trọng đã xảy ra. Sự kiện Trung Cộng thu dọn sạch sẽ không còn dấu tích khiến cho không còn một bằng chứng nào về "tội ác" của Trung Cộng. Trung Cộng ngậm miệng là phải vì họ cho "bài học" chứ không nói là chiến tranh nên không thể nói là thắng hay thua.
Việt Cộng thì đau như hoạn, nhưng phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Việt Cộng cũng dựa vào sự kiện "không có bằng chứng" để nói đại với nhân dân trong nước là thắng, không thiệt hại gì cả. Để có thể tác chiến chớp nhoáng như vậy trên một mặt trận dài 1500 cây số, Trung Cộng chắc chắn đã phải dùng hàng triệu quân và dân công "thu dọn chiến trường".
Sau khi trở lại Lạng Sơn khoảng trung tuần tháng 3 năm 1979, Việt Cộng có đưa nhiều đơn vị đặc công sang qua biên giới đột kích và bắt sống một ít lính và thường dân Trung Cộng để sau này trao đổi tù binh với Trung Cộng cho đẹp mặt. Phải đến tháng 9, 1979, Liên Xô mới ký hiệp ước An Ninh Hỗ Tương với Cộng sản Hà nội để ngăn ngừa một cuộc tấn công khác của Trung Cộng.
Việt Cộng sau này phải xử dụng tới 60 vạn quân để án ngữ biên giới. Đa số quân này là thành phần Thanh Nghệ Tĩnh, rất quả cảm và chiến đấu giỏi. Nhưng duy trì một số quân lớn như vậy quả là hao tốn tiền bạc, lương thực. Lần này, Việt Cộng khôn ngoan hơn. Chúng không cho đóng quân lẻ tẻ. Chúng cho đóng thành đại đơn vị như những căn cứ khổng lồ trên các yếu điểm dọc biên giới. Mỗi căn cứ đều có đầy đủ các đơn vị cần thiết để có thể tự túc, cầm cự lâu dài. Năm 1980, Trung Cộng đổi chiến thuật. Họ cho tập trung đại pháo 130 ly và bắn trải thảm (blanket fire) tiêu diệt nhiều căn cứ loại này, rồi thôi!
Tuy nhiên, Trung Cộng vẫn không thể chấp nhận chiến tranh nếu Việt Cộng đánh từ phía Nam lên và Liên Xô từ phía Bắc xuống. Đến tháng 9, 1979, Liên Xô mới ký kết Hiệp Ước Hỗ Tương Phòng thủ (Mutual Defense Pact) với Hà Nội với mục đích cùng liên tay tấn công Trung Cộng, nhưng đã quá muộn. Bắc Kinh liền ra lệnh cho quân khu Hoa Nam phải đưa nhiều sư đoàn công binh đến trồng khoảng 2,300,000 quả mìn các loại dọc theo biên giới Hoa Việt dài hơn 1 ngàn cây số, từ Vân Nam tới Quảng Tây.
Cuối năm 1993, chủ tịch Trung Cộng Giang Trạch Dân đến tận miền Nam Việt Nam để nhìn những ruộng lúa mênh mông. Họ Giang hiểu rằng đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phải nhập cảng ít nhất 33 triệu tấn lương thực để nuôi dân. Chỉ riêng hai vựa lúa miền Nam và Thái Lan cũng đủ nuôi dân Tầu sang tới cuối thế kỷ 21. Họ Giang liền ra lệnh cho quân khu Hoa Nam mang 300,000 quân đến gỡ mìn. Đến tháng 7, 1999, quân khu Hoa Nam báo cáo đã dọn xong mìn. Biên giới Hoa Việt đã mở rộng cho Trung Cộng tiến quân xuống Việt Nam và đồng thời buộc Việt Cộng phải động viên khoảng 4 triệu quân và 2 triệu dân công tải lương, đạn, để tiến đánh Đông Nam Á theo chiến lược domino.
Tháng 7, 1979, bộ trưởng thương mại Hoa kỳ Balridge sang Bắc Kinh và trao cho Trung Quốc một tấm chi phiếu 300 triệu đô la để giúp Trung Quốc có tiền bồi thường các nạn nhân đã bị cộng sản truất hữu tài sản tại Thượng Hải năm 1950.
Năm 1980, tạp chí Paris Match của Pháp đăng hình lính cộng sản Bắc Việt dùng hình Đặng Tiểu Bình làm "bia" để tập đâm lưỡi lê. Tấm hình này chứng tỏ sự ngoan cố và hỗn láo của Việt Cộng. Dĩ nhiên Bắc Kinh đã được thể ra điều kiện bắt buộc Việt Cộng phải thay đổi nhân sự theo ý muốn của Bắc Kinh. Việt Cộng đã phải triệu tập đại hội Đảng kỳ 7 vào tháng 6, 1991 để loại bỏ hai tên thân Mỹ là Mai Chí Thọ và Nguyễn Cơ Thạch và đưa Lê đức Anh và Đoàn Khuê lên cầm quyền.
Đến cuối tháng 1, 1994, trước khi Mỹ công bố bỏ cấm vận ngày 3 tháng 2, 1994, Việt Cộng lại bị Trung Cộng bắt buộc phải họp đại hội Đảng bán nhiệm kỳ để đưa số ủy viên bộ Chính Trị từ 13 lên 17 tên, đa số là người của Bắc Kinh. Đại hội Đảng cũng loại bỏ những tên không được lòng Trung Cộng và duy trì những tên chuyên môn làm chó săn nghe lệnh Trung Cộng như Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Lê Khả Phiêu, Nguyễn mạnh Cầm, Nguyễn Hà Phan. Lê đức Anh và Đoàn Khuê nắm quân đội. Lê khả Phiêu nắm công an. Nguyễn mạnh Cầm nắm ngoại giao. Thủ tướng VC Võ văn Kiệt chỉ còn chức vụ nhận tiền đầu tư và kinh tài cho tập thể lãnh đạo. Sau đại hội bất thường này, tại Trung Ương Đảng và bộ Chính trị, phe làm chó săn cho Trung Cộng nắm đa số tuyệt đối.
Năm 1976, tổng bí thư Cộng sản Lê Duẩn đi Liên Xô để tấu trình về thành quả "chiến thắng" miền Nam, các sự thu hoạch khả quan trong tương lai, và hi vọng Liên xô sẽ giúp đỡ phát triển kinh tế hậu chiến với kỹ nghệ (công nghiệp) nặng. Brezhnev và các đồng chí lớn trong bộ Chính Trị Liên xô dựa vào báo cáo của Duẩn và đặt chỉ tiêu cung cấp các thứ lương thực như gạo, thịt cá, trái cây, lâm sản, cao su, cà phê, trà, vải vóc, sữa, thuốc tây, toàn là những sản phẩm của miền Nam, để trả nợ súng đạn.
Liên xô cũng vui vẻ đưa cho Lê Duẩn coi danh sách 41 nhà máy công nghiệp nặng hiện Liên xô đang xử dụng. Các nhà máy này sẽ được tháo gỡ cho xuống tàu chở sang Việt Nam. Việt Nam sẽ "chỉ" phải đài thọ lương bổng và nuôi ăn ở các chuyên gia Liên xô tháo gỡ, lắp ráp, và điều hành các nhà máy này cho đến khi người Việt có khả năng thay thế. Lê Duẩn mừng quýnh, cảm ơn cảm tạ các đồng chí vĩ đại Liên xô rối rít và hăng hái ký ngay vào bản thỏa hiệp trao đổi cũng vĩ đại này.
Nhưng đến khi về nước kiếm được người đọc chữ Nga (cả Bắc Việt chỉ có vài người có đủ khả năng nói tiếng Nga thông thạo đủ làm thông ngôn thông dịch trong mọi vấn đề trong cuộc bang giao Việt Sô), cả tập đoàn lãnh đạo cộng sản Hà nội ngẩn ngơ vì các nhà máy phần nhiều đã quá già nua, cổ lỗ sĩ, từ hồi Đệ Nhất thế chiến (1914-1918) hay trước khi cách mạng tháng 10 cộng sản Bolshevik lên cầm quyền năm 1917.
Những "nhà máy" này không đáng giá trị sắt vụn vì phần nhiều làm bằng gang hay loại thép xấu đã han rỉ, mục nát phần lớn. Liên xô đang muốn canh tân nên phế bỏ nhà máy cũ để mua các nhà máy hiện đại từ các nước tư bản thay thế. Trong thập niên '60s, Liên xô đã phải mua toàn bộ nhà máy chế tạo xe hơi LaĐa của hãng Fiat của Ý, và sau đó mua thêm nhà máy chế tạo xe vận tải hiệu Kama của hãng Ford, Hoa Kỳ.
Trong các thập niên '50s, '60s, người ta "đo lường" tiến bộ khoa học, kinh tế, và phát triển tại mỗi nước bằng kỹ nghệ xe hơi và số xe hơi tính theo đầu người dân, sau đó mới tới TV, tủ lạnh, máy bay, và các tiện nghi khác. Liên Xô đã phải xấu hổ, đỏ mặt ngượng ngùng mỗi khi khoe các tiến bộ về hỏa tiễn (tên lửa) và phi hành gia không gian, nhưng người dân Nga hầu hết không biết đến xe hơi, TV, tủ lạnh, máy điều hòa không khí hay phát nhiệt là cái gì?
Cho đến những năm 1989-1993 thì sự thiếu thốn bên Liên Xô đã tệ hại thê thảm đến mức những người dân Nga phải xếp hàng từ sáng đến tối trong tuyết giá để được mua một mẩu phó mát hay một ổ bánh mì mà không biết tương lai sẽ ra sao?
Ruột gan tê tái, nhưng vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, Lê Duẩn phải thảo văn thư từ chối khéo vì Việt Nam chưa đủ khả năng tiếp nhận công nghiệp nặng, nhưng vẫn giữ các lời cam kết cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm để trả nợ võ khí!
Nhưng Lê Duẩn cũng vẫn thua sự lưu manh tráo trở của cán bộ cộng sản. Sau khi Duẩn chết, cán bộ cộng sản đã toa rập với Hoa thương lưu manh từ Singapore, Hồng Kông, Đài Loan nhập cảng máy móc thiết bị để đầu tư sản xuất, mở mang kinh tế. Năm 1994, người ta khui ra có tới 78% máy móc nhập nội từ năm 1988 đến 1993 đã chỉ là máy loại "vất đi" đã phế thải từ thập niên '50s và được tạm tân trang lại. Những máy móc này được tính theo giá máy mới, hiện đại, kiểu tối tân nhất để cổ phần đầu tư từ phía người Tầu có vẻ nhiều theo đúng khế ước!
Chính các thỏa hiệp trả nợ năm 1976 đã làm cho kinh tế kiệt quệ, tinh thần cán bộ xuống dốc trở nên tiêu cực làm cho cả nước phá sản. Các cán bộ kinh tế không hiểu tại sao chỉ được lệnh thu mua, sản xuất hàng và đưa xuống tàu Liên xô "xuất khẩu" mà không thấy tiền bạc gì cả. Chỉ thấy tiền giấy lộn "bạc cụ Hồ" mỗi ngày mỗi nhiều và mất giá trị thật nhanh.
Nước Việt Nam nghèo nàn hậu chiến, chưa phục hồi được gì, chính phủ lại không biết làm kinh tế, mà lại phải lo cung cấp trả nợ cho một nước khổng lồ như Liên xô với mấy chục tàu biển lúc nào cũng chực sẵn lấy hàng thì làm sao có thể "khá"? Sự phí phạm "chất xám" bằng cách giam giữ tù đầy hàng triệu người, sự cấm đoán làm ăn buôn bán kiểu "cấm chợ ngăn sông", nền giáo dục thoái hóa cực kỳ với giáo sư, giáo viên đói ăn... đã khiến cho hàng chục triệu người bất mãn, oán thù, phá hoại, thì làm sao đứng vững? Chính vì thấy Liên xô hút máu hút mủ nước Việt một cách tàn bạo vô hạn định mà các cán bộ đã nản lòng, lo xoay sở kiếm chác làm lợi cho bản thân.
Sự kiện cán bộ trở nên tham ô, ăn cắp đã trở thành đại nạn quốc gia vào năm 1993. Toàn thể cán bộ, công an các ngành đã trở thành một lũ ăn cắp, cướp ngày và buôn lậu. Chúng không từ một cái gì, không từ một thủ đoạn nào, không từ một mánh khóe nào để thủ lợi. Từ thủ tướng Võ Văn Kiệt trở xuống đến các giám đốc thủ trưởng nhỏ nhất, toàn bộ Nhà nước đều ăn cắp. Công an các cấp thì buôn lậu và bao che buôn lậu đĩ điếm. Công ty du lịch thì buôn bán gái điếm tổ chức "sex tours" cho Hoa kiều hành lạc với trẻ nhỏ. Tướng Đoàn Khuê, tham mưu trưởng quân đội, là trùm ma túy và các đồn điền quân đội trồng thuốc phiện từ Lai Châu xuống đến Điện Biên Phủ. Đà Nẵng và Hải Phòng đã trở thành những điểm xuất phát của bạch phiến tinh chế và thuốc phiện ra thị trường quốc tế.
Nếu các nước tư bản có "thương tình" dân Việt mà viện trợ thì cũng chỉ làm giầu cho Liên xô và chính quyền cộng sản. Lệnh cấm vận đã giúp cho dân Việt mau kiệt quệ và thật nghèo để có thể quịt nợ Liên xô và làm cho Hà nội mất sự ủng hộ của Liên xô một khi Liên xô thấy không có lợi gì tại Việt Nam!
Tất cả các sự viện trợ và cứu trợ nhân đạo bằng tiền bạc và phẩm vật cho dân Việt đều bị Nhà nước Việt Cộng chiếm giữ hết, không bao giờ phân phát cho dân nghèo.
Cũng năm 1976, Lê Duẩn cho khởi đầu kế hoạch ngũ niên (5 năm) để sản xuất và tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc đến chủ nghĩa xã hội. Chỉ tiêu của y ra là đến năm 1981 mức sản xuất lương thực phải đạt 21 triệu tấn cho cả nước. Ước lượng năm 1976 là 16 triệu tấn. Quả là một sự ước lượng quá lạc quan với chương trình 5 năm, mỗi năm gia tăng 1 triệu tấn!
Đài BBC đã phê bình những người lãnh đạo cộng sản tính toán kinh tế như người đi săn lạc quan! Chúng tính có 10 viên đạn mang đi thì chắc chắn sẽ mang về 10 con thú!
Trong bài diễn văn đọc trước đại hội Đảng kỳ 4, cuối năm 1976, Lê Duẩn nói dân tộc Việt sẽ xây dựng một xã hội mới trong đó không có cảnh người bóc lột người! Câu này quả là đúng! Trong nước Việt xã hội chủ nghĩa, không có người nào bóc lột người nào mà chỉ có Đảng và Nhà nước bóc lột người dân Việt đến tận xương tủy!
Kết quả sau 2 cái kế hoạch 5 năm, từ 1976 đến 1986, chỉ tiêu đạt được có 18 triệu tấn theo báo cáo láo của cán bộ. Còn cái kế hoạch 5 năm sau cùng 1986-1991 thì bỏ dở vì Liên xô quá kiệt quệ đã cắt ngang nửa chừng viện trợ.
Những người quốc gia bị tù đã sống lây lất, lê lết trong kiếp sống mỏi mòn trong nhiều năm. Đa số đã không ân hận là đã góp sức trong cuộc chiến chống Cộng. Tất cả đều tiếc là trước kia đã không hết lòng gắng sức tiêu diệt Cộng sản nhiều hơn nữa. Tất cả những người dân đã sống trong chế độ cộng sản đều nghĩ phải tiêu diệt Cộng sản và không thể nhân đạo với chúng.
Tháng 10, 1991, sau cái chết thảm khốc của vợ chồng tên đồ tể Cộng sản Ceaucescu tại Lỗ Mã Ni do đám đông cuồng nộ, một "lũ bốn người" tự nhận là luật gia, trí thức tại San José, Orange, San Diego và Pháp đã ra kiến nghị hêu gọi khoan hồng và tha tội cho cộng sản mặc dầu bọn này chưa chết và chưa biết ai sẽ giết chúng. Đó là các ông Vũ Quốc Thúc, Nguyễn hữu Thống, Nghiêm xuân Hồng và Nguyễn cao Hách. Mấy vị trí thức này quả là đầy lòng nhân đạo. Lẽ dễ hiểu là các ngài đã ra đi từ năm 1975 và có một vị, Vũ Quốc Thúc, được Mai Chí Thọ đích thân cho đi Pháp năm 1976 vì đã từng học chung với Tổng Thống Pháp Giscard D'Estaing và đã được ông này can thiệp với Thọ cho xuất ngoại.
Trước khi vị này ra đi Mai Chí Thọ đã đãi ăn và yêu cầu vị này nếu có sang Pháp thì nói "tốt cho anh em cộng sản" dùm! Các vị này quả là những người có nhân đạo và phước đức. Các vị đã không cần nghĩ đến hàng chục triệu oan hồn và hàng chục triệu người còn sống là nạn nhân cộng sản, đang đòi Cộng sản phải trả nợ máu, và đang đòi tiêu diệt Cộng sản! Các vị đã không nghĩ những tên Cộng sản với tội ác đẫm máu của chúng phải bị tiêu diệt để cho toàn thể dân tộc Việt có cơ hội hồi sinh xây dựng lại đất nước.
Nếu muốn cho chúng sống thì các vị nên lập kiến nghị đừng lật đổ Cộng sản có phải tiện sổ sách hơn không? Các vị theo học luật "người" có vẻ giỏi với cấp bằng tiến sĩ đầy mình nhưng các vị không biết theo Luật Trời thì những người xin tha tội cho cộng sản thì phải gánh tội cho chúng! Dù không biết Luật thì Luật Trời vẫn áp dụng thẳng tay dù mới chỉ trong kiến nghị!
Từ sau khi tên hai vợ chồng tên đồ tể sát nhân Ceaucescu bị giết ở Roumania vào cuối năm 1989, đã có vài tên cò mồi cho Cộng sản viết bài mong đại xá cho Việt Cộng, đừng tàn sát chúng tội nghiệp! Không lẽ các vị luật gia trí thức cũng giống mấy tên cò mồi này? Có thể ta cũng nên chiều theo ý các vị này không giết những tên cao cấp cộng sản và nên cho các vị này cùng đi học tập cải tạo với các cán bộ cộng sản cao cấp cho vui, cho bõ tình đồng chí thương xót lẫn nhau. Thỏ chết, cáo thương mà!
Các ngài đã ngây thơ tưởng tượng "người ta" sẽ bắt Việt Cộng nhốt lại rồi mang ra tòa xử và các ngài sẽ đứng ra bào chữa cho chúng theo truyền thống dân chủ pháp trị kiểu Mỹ hay kiểu Pháp! Chúng tôi sẽ tàn sát lãnh đạo Việt Cộng và những tên tăng ni quốc doanh, sư công an trong các chùa quốc doanh. Chúng tôi sẽ cho chúng tắm trong máu của chúng. Thấy dân Việt "dã man" như vậy, các ngài nên từ bỏ, đừng nhận mình là người Việt nữa cho tiện! Có lẽ giờ này các ngài cũng đã có quốc tịch nước ngoài rồi. Cộng sản không phải là "người Việt", chúng là quỷ đỏ!
Chính vì sự cấm vận bao vây kinh tế của Hoa Kỳ đã khiến chúng nhượng bộ thả gần hết khoảng hơn 100 ngàn sĩ quan quốc gia và cho phép họ được đi Hoa Kỳ do người Mỹ đài thọ. Tuy một số khá đông tù nhân đã bị chết, nhưng những người còn sống đều căm thù sự tàn ác của cộng sản. Hầu hết đều tàn tạ, kiệt sức, mất tinh thần sau hàng chục năm bị đầy đọa đói khổ.
Tuy ba người kia có vẻ im hơi lặng tiếng nhiều năm qua, đến những năm 1998, 1999, 2000, luật sư Nguyễn Hữu Thống trở thành một thứ lý thuyết gia cố vấn cho bọn cò mồi Mạng Lưới Nhân Quyền cho đến ngày nay .
3. Cuộc tấn công của Việt Cộng tại Miên ,Trung Cộng nhằm tiêu diệt các tướng Cộng sản người Việt sáng giá?
PolPot sau này trú ngụ vùng PaiLin giáp biên giới Thái Lan. Quân đội Thái, do lệnh từ Bắc Kinh, cũng nuôi dưỡng, tiếp tế và bao che cho PolPot được tồn tại cho đến năm 1995. Hai đoàn đặc nhiệm (task forces) Thái số 388 và 830 thường xuyên tiếp tế lương thực và vũ khí cho Khờ Me Đỏ. Tháng 12 năm 1993, người ta bắt được mấy trăm xe tải chở 1,500 tấn vũ khí từ Thái Lan cho Khờ Me Đỏ. Trong số này có 30 khẩu đại bác 130 ly. Vũ khí đều của Trung Cộng. Sau vụ này, không hiểu người Mỹ thu xếp ra sao mà Trung Cộng đã cắt giảm viện trợ cho PolPot rất nhiều có thể nói là hết hẳn vào năm 1995. PolPot chỉ còn trông cậy vào nguồn lợi hồng ngọc và đá quí sản xuất tại PaiLin. Có lẽ quân đội Thái Lan đã ham nguồn lợi này nên mới trợ giúp cho PolPot. (Pol Pot và Khờ Me Đỏ trên thực tế đã bị tiêu diệt vào tháng 4 năm 1998)
Thời gian Việt Cộng chiếm xong Miên chưa đầy một tuần lễ, khác hẳn với Liên Xô sau này bị sa lầy tại Afghanistan trong 8 năm và chịu thua, rút quân. Trung Cộng và Hoa Kỳ sững sờ vì PolPot đánh quá bết, hay Việt Cộng đánh quá hay? Trung Cộng cũng khá đau vì Việt Cộng đánh và thắng PolPot quá nhanh khiến Trung Cộng không kịp trở tay cứu đàn em. Tướng Lê Trọng Tấn đã bầy kế hoạch đánh chiếm Cao Miên một cách thần tốc ngoài tất cả mọi dự liệu của Trung Quốc. Vì lẽ này, hai đại tướng Lê Trọng Tấn (chết 1986) và Hoàng văn Thái (chết 1990) đã bị gián điệp Trung Cộng (?) ám hại trước khi nắm bộ Quốc Phòng. Trung Cộng không bao giờ muốn thấy Việt Nam, dù là Cộng sản hay Quốc Gia, có những tướng lãnh hay chiến lược gia tài giỏi có thể làm cho Trung Cộng điêu đứng và có thể tan rã.
Đây cũng là một bài học về đối ngoại cho người Việt. Hồ chí Minh trước kia đã tin tưởng hoàn toàn vào Trung Cộng. Hồ đã khiến cho các lãnh đạo Cộng sản Hà Nội phải tin tưởng tuyệt đối vào "thiện chí" của lãnh đạo Bắc Kinh. Trung Cộng cũng đã chấp thuận cho Đoàn Khuê, một tên vô tài và thần phục Bắc Kinh, được nắm bộ Quốc Phòng từ năm 1990 đến 1996.
Tuần báo Newsweek phê bình trận đánh Cao Miên của quân đội nhân dân Hà Nội đáng được gọi là điển hình và có thể được dậy trong các quân trường. Kế hoạch làm cho Việt Cộng bị sa lầy tại Miên đã thất bại không như ý muốn của Hoa Kỳ và Trung Cộng. Hoa Kỳ chỉ có thể tự an ủi chế độ diệt chủng của PolPot đã bị đuổi ra khỏi Nam Vang và ít ra Việt Cộng vì sợ Trung Quốc đánh sau lưng đã không dám tiến sang Thái Lan.
Dầu sao PolPot đã làm cho dân Miên phải kinh tởm y và bộ đội Việt Cộng đã được mừng đón như những cứu tinh! Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Heng Samrin lập xong chính phủ mới và hai tháng sau, Hồng Thập Tự quốc tế viện trợ nhân đạo cho Miên khoảng 150 triệu Mỹ kim phẩm vật. Có thể nước Mỹ đã hối hận với dân tộc Miên sau vụ 17 tháng 4 năm 1975 và vụ ủng hộ PolPot chống Việt Cộng sau này, nên đã viện trợ cho dân Miên qua hội Hồng Thập Tự. Bộ đội Việt Cộng có đi cướp vàng yểm tâm tại các tượng Phật và chôn dấu trong các chùa.
Năm 1979, khi Hồng Thập Tự quốc tế chở phẩm vật cứu trợ tới Miên thì các cô gái Miên biểu tình với các biểu ngữ: "Hãy gửi cho chúng tôi những xe vận tải đầy đàn ông!" PolPot quả đã giết khá nhiều đàn ông Miên. Nhờ quân đội Việt Cộng sang Miên cũng khá đông (khoảng 200 ngàn), các cô gái Miên cũng dễ kiếm chồng. Bất cứ bộ đội nào lấy vợ Miên cũng được giải ngũ ở lại đất Miên sinh hoạt bình thường. Hiện nay số con lai Miên-Việt đã khá đông và tiếng Việt được xử dụng tại khắp nơi và trong trường học. Các đoàn người nghèo miền Bắc đã di cư tới Miên cũng khá nhiều. Việt Cộng tổ chức cho đi di dân cả huyện một lúc cho những huyện thật nghèo và đông dân như vùng Thái Bình, Thanh Nghệ.
Tháng 9, 1995, quốc trưởng Cao Miên Sihanouk đi thăm Hà Nội. Trước khi đi, ông Sihanouk cũng cảm tạ quân đội Cộng sản Việt Nam đã đánh đuổi PolPot. Nếu không thì bản thân ông và nhiều người Miên khác sẽ bị giết chết hết.
4. Trận đánh “bài học” biên giới Lạng Sơn 4giờ sáng ngày 17 tháng 2,1979. Trung Cộng áp dụng chiến tranh diệt chủng (genocidal war) tại Việt Nam.
Sau khi Việt Cộng "đánh" người Hoa và tống xuất người Hoa năm 1978, Trung Cộng cũng dồn quân xuống biên giới Bắc Việt. Trung Cộng đưa một số lớn máy bay MiG, khoảng vài trăm chiếc, xuống các phi trường Hoa Nam. Những phi cơ này luôn luôn bay lượn sát không phận Bắc Việt như để thị oai với Hà nội.
Việt Cộng tỏ ra anh hùng vì còn ỷ lại vào Liên xô nên không sợ áp lực quân sự Trung Quốc. Võ Nguyên Giáp và các tướng Việt Cộng đã điều quân ra biên giới với chủ yếu xử dụng tối đa các dàn súng và hỏa tiễn phòng không. Người ta ước lượng Việt Cộng đã đưa ra biên giới khoảng 4 ngàn(4,000) dàn đại bác và đại liên phòng không và hàng ngàn hỏa tiễn phòng không SAM2! Việt Cộng chắc mẩm chuyến này sẽ bắn máy bay Trung Cộng rụng như sung (turkey shoot), nhưng chúng đã không học đến chữ ngờ!
Trung Cộng đã định bụng khi Việt Cộng tấn công mạnh sang Miên sẽ áp lực tại miền Bắc khiến cho Việt Cộng không thể toàn thắng tại Miên và rất dễ bị sa lầy. Nhưng khi Việt Cộng tốc chiến, tốc thắng chiếm Miên trong vòng một tuần lễ thì cả Trung Cộng lẫn Hoa Kỳ đều chưng hửng. Trước chuyện đã rồi, Trung Cộng không có "cớ" đánh Việt Cộng và cũng úy kỵ Liên xô sẽ tấn công miền Bắc Trung Hoa. Nhưng Trung Cộng đã không chịu bó tay một cách giản dị như vậy!
Ngày 16 tháng 2 năm 1979, thủ tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng và Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng quân đội cộng sản, người đã "đại thắng Miền Nam" cùng đi Cao Miên để chứng kiến thắng trận và chính phủ mới do Heng Samrin lãnh đạo.
Đúng 4 giờ sáng ngày hôm sau, 17 tháng 2 năm 1979, trong cái lạnh khoảng O độ Celsius, quân đội Trung Cộng do tướng Dương Đắc Chí tư lệnh Hoa Nam chỉ huy, đã lẳng lặng đi bộ sang phía Việt Nam suốt dọc biên giới dài gần 1,000 dặm Anh (miles) hay là 1,500 cây số. Vì bị tràn ngập bất ngờ trong khi đang ngủ say, sự chống trả của bộ đội Bắc Việt gần như không có. Không có một máy bay nào được xử dụng. Tất cả các dàn cao xạ, đại bác phòng không, các hỏa tiễn SAM2 đều bị quân Trung Cộng hốt sạch. (Tướng Dương đắc Chí đã chết mùa thu năm 1994.)
Tất cả các đường rầy xe lửa cũng bị dọn sạch, luôn cả "tà vẹt" (ties) và đá lót đường rầy. Các cây cầu bằng sắt thì được khiêng đi mất. Cầu bằng bê tông thì bị đập tan lấy sắt. Thậm chí các đầu cầu (abutments) có thể được dùng để xây cất lại cầu cũng bị phá nát. Các cột đèn, cột điện thoại cũng được khiêng về Tàu.
Các đồ vật, vải vóc, máy móc, ăn cướp được trong miền Nam chất đầy trong các hang núi như động Tam Thanh cũng bị dọn sạch sẽ. Các phẩm vật như vải vóc, đường, sữa trong các hợp tác xã được mang ra phát không cho dân chúng. Mỏ Apatít (phosphate) tại LaoKay được dọn sạch đến mức toàn bộ khu mỏ trở lại thời kỳ nguyên thủy, khi chưa khai thác!
Hang Pắc Bó là nơi Hồ Chí Minh trú ngụ giữa dân tộc Tày chất phác đã được Việt Cộng coi như là mả tổ, vì đây là nơi Hồ thành lập Mặt Trận Việt Minh. Hồ rất sợ người Việt, nên y thường trú ngụ nơi các dân tộc thiểu số. Trước cửa hang Pắc Bó có một ao nước với một cái suối nước nhỏ chảy qua. Hồ đặt tên là hồ Các Mác và suối Lê nin! Việc này chứng tỏ Hồ đã vong bản hoàn toàn, không còn nhớ đến tổ tiên Hồng, Lạc. Sau khi chiếm miền Nam, Việt Cộng đã đưa những đồ quý ăn cướp được dấu vào trong hang Pắc Bó vì hang này đã trở thành di tích lịch sử, "thánh địa" của cộng sản! Lúc nào cũng có lính gác bảo vệ hang và bảo vệ luôn cả kho tàng của chế độ!
Về địa lý phong thủy (fengshui) thì người Tàu coi hang Pắc Bó là mả tổ thực sự của cộng sản Hà nội. Vậy muốn triệt long mạch khiến cho cộng sản Việt Nam tiêu tùng thì phải phá tan hang Pắc Bó! Sau khi đã dọn sạch của cải, quân Trung Cộng đã đưa nhiều xe chất nổ vào hang và phá cho sập. Lạng Sơn cũng bị phá nổ tan gần thành bình địa. Bắc Kinh đã triệt để áp dụng “chiến tranh diệt chủng” tại vùng biên giới Hoa Việt. Lũ đàn em của Hồ từ Lê Duẩn trở xuống đều vô cùng đau đớn về chuyện này và chúng cũng kinh sợ thủ đoạn ghê gớm của Trung Cộng.
Từ Đồng Đăng về đến Lạng Sơn có khoảng hơn 40 pháo đài (fortresses) kiên cố bằng bê tông cốt sắt được xây cất từ thời Pháp và Nhật để bảo vệ Lạng Sơn hay là cửa ngõ vào Hà Nội. Mỗi pháo đài được xây chìm vào trong núi với đủ chỗ ở, súng đạn, lương thực cho khoảng một ngàn người cầm cự lâu dài. Các pháo đài kiên cố này không sợ bom đạn vì dựa vào các núi cao, hiểm trở, đầy sương mù với chướng khí quanh năm mù mịt. Như vậy riêng trong các pháo đài này có khoảng hơn 40 ngàn quân Bắc Việt.
Vì Lạng Sơn chỉ cách Hà nội có 140 cây số (90 miles), nên các pháo đài này đã được ví là cánh cửa bằng thép để bảo vệ Hà nội. Nếu mất các pháo đài thì mất Lạng Sơn, mà mất Lạng Sơn thì Hà Nội khó lòng giữ được.
Quân Trung Cộng đã nhẹ nhàng đưa các xe đặt máy hơi ép (air compressors) loại lớn có công xuất cao đến các pháo đài và bơm hơi độc vào trong giết hết quân phòng thủ. Chỉ trong có mấy ngày đầu, quân Trung Cộng đã hoàn toàn làm chủ biên giới và chiếm Lạng Sơn. Toàn bộ lãnh tụ cộng sản Hà Nội và gia đình đã hốt hoảng di tản gấp vào Nam trong đêm tối. Nhưng quân đội Trung Quốc đã rút bỏ ngày 6 tháng 3, 1979 sau khi "dọn" sạch sẽ hết mọi thứ.
Hà nội phải đợi đến đúng một tháng sau, ngày 17 tháng 3 năm 1979, mới dám trở lại Lạng Sơn và khoe rầm đã "chiếm lại" Lạng Sơn. Số quân Bắc Việt bị bắt và bị giết không ai biết rõ bao nhiêu, nhưng có thể tới 70 ngàn. Tất cả các xác chết được đốt sạch cho phi tang. Sau này, tháng 6 năm 1989, xác mấy chục ngàn sinh viên bị giết tại Thiên an Môn cũng bị đốt ngay tại chỗ.
Trận Lạng Sơn dầu sao cũng có một điểm "son" về tinh thần chống xâm lăng phương Bắc của người Việt. Mức độ "tử chiến" đầy hận thù "ngàn năm" của người Việt chống Trung Quốc đã biểu lộ và thể hiện trong trận Lạng Sơn. Các chiến sĩ du kích và chính qui, cả nam lẫn nữ, đều đã "quên" họ là cộng sản hay không cộng sản. Họ đã "quên" luôn cả cộng sản khi cầm súng chiến đấu chống quân thù truyền kiếp. Sự liều mình quyết tử trước họng súng quân thù Trung Cộng đã làm cho các cấp chỉ huy Trung Cộng phải khiếp đảm. Bọn Trung Cộng đã mang các chiến sĩ Việt Nam bị bắt ra cho xe tăng cán đến nát thây. Cả hai bên đều tàn sát tù binh vô cùng dã man. Tinh thần "Sát Thát" hay là "Sát Trung" cao độ của người Việt đã làm cho người Tầu phải nhụt chí mỗi khi tính đến chuyện xâm lăng Việt Nam bằng võ lực.
Ngay sau khi tốc chiến, tốc thắng và cấp tốc rút lui, Trung Cộng đã tuyên bố chỉ cho Việt Nam một bài học. Sở dĩ Trung Cộng tránh dùng danh từ chiến tranh để cho Liên Xô không có cớ gây sự, gây hấn, và tấn công. Người Mỹ thì làm như không biết chuyện gì đã xảy ra.
Báo chí có hỏi chính phủ Hoa Kỳ về tình hình trận Lạng Sơn mà họ nghĩ vệ tinh nhân tạo của Mỹ có những hình ảnh rõ ràng. Nhưng chính phủ Mỹ trả lời Lạng Sơn mây mù dày đặc, vệ tinh không thể chụp ảnh. Sự thật thì vệ tinh Mỹ trong giai đoạn này có thể chụp ảnh bất chấp thời tiết. Có nhiều loại máy ảnh có thể "xuyên thủng" qua sương mù, hay lá cây rừng như chụp bằng radar, bằng hồng ngoại tuyến (infra red).
Cả hai bên tham chiến, Trung Cộng và Việt Cộng đều nín lặng coi như không có gì quan trọng đã xảy ra. Sự kiện Trung Cộng thu dọn sạch sẽ không còn dấu tích khiến cho không còn một bằng chứng nào về "tội ác" của Trung Cộng. Trung Cộng ngậm miệng là phải vì họ cho "bài học" chứ không nói là chiến tranh nên không thể nói là thắng hay thua.
Việt Cộng thì đau như hoạn, nhưng phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Việt Cộng cũng dựa vào sự kiện "không có bằng chứng" để nói đại với nhân dân trong nước là thắng, không thiệt hại gì cả. Để có thể tác chiến chớp nhoáng như vậy trên một mặt trận dài 1500 cây số, Trung Cộng chắc chắn đã phải dùng hàng triệu quân và dân công "thu dọn chiến trường".
Sau khi trở lại Lạng Sơn khoảng trung tuần tháng 3 năm 1979, Việt Cộng có đưa nhiều đơn vị đặc công sang qua biên giới đột kích và bắt sống một ít lính và thường dân Trung Cộng để sau này trao đổi tù binh với Trung Cộng cho đẹp mặt. Phải đến tháng 9, 1979, Liên Xô mới ký hiệp ước An Ninh Hỗ Tương với Cộng sản Hà nội để ngăn ngừa một cuộc tấn công khác của Trung Cộng.
Việt Cộng sau này phải xử dụng tới 60 vạn quân để án ngữ biên giới. Đa số quân này là thành phần Thanh Nghệ Tĩnh, rất quả cảm và chiến đấu giỏi. Nhưng duy trì một số quân lớn như vậy quả là hao tốn tiền bạc, lương thực. Lần này, Việt Cộng khôn ngoan hơn. Chúng không cho đóng quân lẻ tẻ. Chúng cho đóng thành đại đơn vị như những căn cứ khổng lồ trên các yếu điểm dọc biên giới. Mỗi căn cứ đều có đầy đủ các đơn vị cần thiết để có thể tự túc, cầm cự lâu dài. Năm 1980, Trung Cộng đổi chiến thuật. Họ cho tập trung đại pháo 130 ly và bắn trải thảm (blanket fire) tiêu diệt nhiều căn cứ loại này, rồi thôi!
Tuy nhiên, Trung Cộng vẫn không thể chấp nhận chiến tranh nếu Việt Cộng đánh từ phía Nam lên và Liên Xô từ phía Bắc xuống. Đến tháng 9, 1979, Liên Xô mới ký kết Hiệp Ước Hỗ Tương Phòng thủ (Mutual Defense Pact) với Hà Nội với mục đích cùng liên tay tấn công Trung Cộng, nhưng đã quá muộn. Bắc Kinh liền ra lệnh cho quân khu Hoa Nam phải đưa nhiều sư đoàn công binh đến trồng khoảng 2,300,000 quả mìn các loại dọc theo biên giới Hoa Việt dài hơn 1 ngàn cây số, từ Vân Nam tới Quảng Tây.
Cuối năm 1993, chủ tịch Trung Cộng Giang Trạch Dân đến tận miền Nam Việt Nam để nhìn những ruộng lúa mênh mông. Họ Giang hiểu rằng đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phải nhập cảng ít nhất 33 triệu tấn lương thực để nuôi dân. Chỉ riêng hai vựa lúa miền Nam và Thái Lan cũng đủ nuôi dân Tầu sang tới cuối thế kỷ 21. Họ Giang liền ra lệnh cho quân khu Hoa Nam mang 300,000 quân đến gỡ mìn. Đến tháng 7, 1999, quân khu Hoa Nam báo cáo đã dọn xong mìn. Biên giới Hoa Việt đã mở rộng cho Trung Cộng tiến quân xuống Việt Nam và đồng thời buộc Việt Cộng phải động viên khoảng 4 triệu quân và 2 triệu dân công tải lương, đạn, để tiến đánh Đông Nam Á theo chiến lược domino.
Tháng 7, 1979, bộ trưởng thương mại Hoa kỳ Balridge sang Bắc Kinh và trao cho Trung Quốc một tấm chi phiếu 300 triệu đô la để giúp Trung Quốc có tiền bồi thường các nạn nhân đã bị cộng sản truất hữu tài sản tại Thượng Hải năm 1950.
Năm 1980, tạp chí Paris Match của Pháp đăng hình lính cộng sản Bắc Việt dùng hình Đặng Tiểu Bình làm "bia" để tập đâm lưỡi lê. Tấm hình này chứng tỏ sự ngoan cố và hỗn láo của Việt Cộng. Dĩ nhiên Bắc Kinh đã được thể ra điều kiện bắt buộc Việt Cộng phải thay đổi nhân sự theo ý muốn của Bắc Kinh. Việt Cộng đã phải triệu tập đại hội Đảng kỳ 7 vào tháng 6, 1991 để loại bỏ hai tên thân Mỹ là Mai Chí Thọ và Nguyễn Cơ Thạch và đưa Lê đức Anh và Đoàn Khuê lên cầm quyền.
Đến cuối tháng 1, 1994, trước khi Mỹ công bố bỏ cấm vận ngày 3 tháng 2, 1994, Việt Cộng lại bị Trung Cộng bắt buộc phải họp đại hội Đảng bán nhiệm kỳ để đưa số ủy viên bộ Chính Trị từ 13 lên 17 tên, đa số là người của Bắc Kinh. Đại hội Đảng cũng loại bỏ những tên không được lòng Trung Cộng và duy trì những tên chuyên môn làm chó săn nghe lệnh Trung Cộng như Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Lê Khả Phiêu, Nguyễn mạnh Cầm, Nguyễn Hà Phan. Lê đức Anh và Đoàn Khuê nắm quân đội. Lê khả Phiêu nắm công an. Nguyễn mạnh Cầm nắm ngoại giao. Thủ tướng VC Võ văn Kiệt chỉ còn chức vụ nhận tiền đầu tư và kinh tài cho tập thể lãnh đạo. Sau đại hội bất thường này, tại Trung Ương Đảng và bộ Chính trị, phe làm chó săn cho Trung Cộng nắm đa số tuyệt đối.
Cuối năm 1978 và đầu năm 1979, song song với chiến trường Việt Miên, Việt Cộng thả cho Hoa Kiều được xuất ngoại "bán chính thức" với điều kiện nộp vàng cho nhà nước và bỏ vàng ra đóng ghe, tàu. Mỗi người trung bình đóng cho cộng sản khoảng 1 cân Anh vàng (gần nửa kilô). Mai Chí Thọ đã thu được rất nhiều vàng, hàng chục tấn. Các đàn em y cũng béo bở không kém. Nhưng không mấy ai biết Mai Chí Thọ xử dụng số vàng đó ra sao? Thọ giao cho Hà nội khoảng 1 nửa để trả nợ cho Liên Xô còn bao nhiêu Thọ chia chác với lũ đàn em và bỏ túi.
Trong khoảng 6 tháng đầu năm 1979, số người Hoa tỵ nạn, có lẫn người Việt, sang tới Mã Lai và Nam Dương có tới 100 ngàn người. Sự tràn ngập người tỵ nạn khiến cho toàn thế giới báo động. Các nước triệu tập một hội nghị khẩn cấp về tỵ nạn và buộc Việt Cộng phải ngưng ngay các cuộc cho đi "bán chính thức". Việt Cộng phải lập thủ tục giấy tờ cho những người Việt nào có đủ điều kiện đoàn tụ gia đình theo chương trình Orderly Departure Program - ODP.
Trong vụ ra đi "chính thức" này, Mai Chí Thọ cũng lấy tiền, nhưng ít hơn, mỗi người khoảng 3 lạng vàng (112.5 grams). Trong danh sách những người được Mai Chí Thọ cho đi chính thức hầu hết là người Hoa trong khi danh sách của Hoa Kỳ toàn người Việt. Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ cũng "cắm sào" tại biển Nam Hải để giám sát Việt Cộng. Thật ra thì người Mỹ cũng đã răn đe Việt Cộng không cho tấn công Thái Lan. Nhưng Hoa Kỳ đã mặc nhiên mặc kệ Việt Cộng chiếm đóng Cao Miên cho tới 1990!
(Khi vào việc người ta mới thấy cái "tài" bóc lột, làm tiền, đòi hối lộ, móc ngoặc, buôn lậu, gian giảo, xoay sở, mánh mung, ăn cắp của công... của cán bộ cộng sản từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất quả là tinh vi, láu cá và lưu manh hạng nhất.)
Trong khoảng 10 năm Việt Cộng chiếm đóng Cao Miên từ 1979 đến 1989, dân Miên quả đã dễ thở và hồi sinh trở lại. Việt Cộng đã đối đãi khá nhân đạo với dân Miên và không giết người Miên như PolPot. Nhưng Việt Cộng đã không ngờ bị kẹt ở Miên lâu dài, không thể bỏ, và cũng không thể tiến xa hơn! Thế domino và sự xâm chiến Đông Nam Á đã trở thành ảo mộng! Phải đến năm 1990, 1991, vì áp lực quốc tế mạnh và sự sụp đổ đế quốc Liên xô đã làm cho Việt Cộng suy yếu và phải rút quân ra khỏi Miên. Người ta biết Việt Cộng có để lại một số lớn quân cải trang thành lính Miên của chính quyền Hun Sen nhưng không ai biết con số đích xác là bao nhiêu.
Trung Cộng cũng không mạnh miệng phản đối vụ Việt Cộng tống xuất Hoa kiều. Lẽ dễ hiểu tất cả các Hoa Kiều đã được đi tới các nước Âu châu và Mỹ, Úc châu, và đời sống của họ chắc chắn khá hơn tại Việt Nam và Trung Quốc. Các Hoa kiều sẽ tập hợp thành "bang". Các bang trưởng sẽ phải thu tiền của kiều dân để "cống" cho Bắc Kinh! Con số về tiền "triều cống" của khoảng 130 triệu Hoa Kiều hải ngoại quả khổng lồ. Có thể tới hàng chục tỷ đôla. Tại Nhật có khoảng hơn 100 ngàn Hàn kiều. Những kiều dân này đã gởi "biếu" chủ tịch Kim Nhật Thành Bắc Hàn hơn 1 tỷ đôla mỗi năm. Nhờ số tiền này, Bắc Hàn cộng sản đã đứng vững đến ngày nay. Kim Nhật Thành đã chết tháng 7, 1994.
Trong Miền Nam cũng không có gì sáng sủa hơn. Sau khi điều nghiên kỹ càng và huấn luyện hàng trăm ngàn thanh niên cán bộ trong hơn 6 tháng về cách thức kiểm kê, Mai Chí Thọ đề nghị "đánh tư sản mại bản" và được sự chấp thuận của Liên xô và Hà Nội.
Ngày 21 tháng 3, 1978, Thọ ra lệnh "đánh" những nhà giầu miền Nam, đa số là người Hoa trong Chợ Lớn. Tổng cộng đợt đầu 30,000 nhà giầu, các tiệm buôn lớn. Đợt 2 đánh 20,000 hộ thương mại, gọi là “Tư Sản Mại Bản”. Chỉ tiêu đưa ra là phải "lấy" được 10 tấn vàng nộp cho Liên xô. Kết quả, các thương gia “giấu” vàng giả và kim cương giả cho chúng lấy. Trận "đánh" này đã thất bại hoàn toàn và hơn 8 ngàn cán bộ đã đi tù vì bị cáo là ăn cắp vàng thật và tráo vàng giả! Liên Xô mang vàng ăn cướp của Việt Nam bán tại Thụy Sĩ. Người Thụy Sĩ nấu vàng lên thấy đều là đồng và chì. Mai Chí Thọ liền đề nghị cho người Hoa đi “bán chính thức” để thu số vàng cần thiết giao nộp cho Liên Xô.
Sự cho ra đi "bán chính thức" có nghĩa là người ra đi được phép công khai xuất ngoại "không giấy tờ, không sổ thông hành" xuống thuyền ra ngoài biển để đến các bờ bến nước khác như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hồng Kông hoặc được tàu lớn vớt trên biển, và họ được nhận với tư cách tỵ nạn.
Những người đi "bán chính thức" được đăng ký với chủ tàu có công an kiểm soát với giá trả bằng vàng từ 12 lạng trở lên. Số vàng này chủ tàu chỉ lấy độ 2 lạng, công an địa phương 2 lạng, còn 8 lạng phải đóng cho Mai Chí Thọ (mỗi lạng vàng nặng 37.5 gram).
Những người vượt biên đi "chui" có nghĩa là đi lén lút, trốn tránh công an, chỉ tốn ít tiền khoảng từ 1 đến 3 lạng vàng. Nhưng rất dễ bị lừa gạt mất vàng hoặc bị công an bắt bỏ tù vừa mất vàng vừa phải có tiền chuộc ra khỏi tù. Nếu đi lọt ra ngoài biển lại sợ nạn bão tố, phong ba, hỏng máy trôi dạt trên biển chết đói chết khát, hoặc bị hải tặc Thái Lan cướp bóc, hãm hiếp và quăng xuống biển.
Trong mấy năm đầu số người ra đi dễ dàng được các nước nhận tỵ nạn và cho vào nước họ, nhiều nhất là Hoa Kỳ. Nhưng sau này, số người quá đông nên có sự thanh lọc coi người nào có đủ tiêu chuẩn mới được nhận. Nếu không thì phải sống lay lất trong các trại tạm cư, hoặc bị đuổi trả về Việt Nam.
Chính phủ Thái Lan cũng đã dung túng cho các thuyền đánh cá Thái trở thành hải tặc để làm nhụt chí người ra đi. Những thủ đoạn tàn bạo của hải tặc Thái cũng nhằm mục đích làm nản chí người Việt. Mã Lai cũng là nước đã tiêu diệt khoảng 50 ngàn thuyền nhân Việt riêng trong năm 1979 bằng cách cắt dây cho ghe thuyền trôi nổi và chết trên biển cả. Chính bộ trưởng nội vụ Mã Lai năm 1979 đã ra lệnh này. Lệnh cắt dây đuổi ghe tị nạn ra ngoài biển vẫn được Mã Lai duy trì cho đến năm 1991... ).
Khoảng những năm cuối thập niên '80s, hải tặc Thái lộng hành đến mức chúng dàn hàng mấy trăm chiếc sẵn ngoài khơi để đợi thuyền vượt biên. Mỗi khi chúng thấy có ghe vượt biên chúng ra lệnh cho 4 hay 5 chiếc săn bắt, bao vây và cướp. Chúng cướp của, hãm hiếp và giết sạch các thuyền nhân cho hết nhân chứng.
(Năm 1991, Việt Cộng cũng tổ chức "hải tặc" để cướp lại khiến cho Thái Lan phải báo động. Sau này, những dữ kiện về hải tặc phải được góp lại thành một cuốn "Bạch Thư" kể tội Thái Lan và Mã Lai. Hai nước Thái Mã phải có thái độ rõ ràng về vấn đề này nếu không muốn bị Việt Nam trừng phạt báo thù. Thái Lan cũng phải trả lại 25 ngàn dặm vuông đất đã dựa thế Nhật Bản chiếm của hai nước Miên Lào vào năm 1941! Thái Lan cũng phải cho những người Việt cư ngụ tại Bắc Thái Lan được sống bình thường như người Thái. Hiện nay, những người này bị cấm làm 44 nghề. Năm 1994, người ta được biết Trung Hoa vĩ đại đã tổ chức hải tặc ngay tại biển Đông để "làm chủ" mặt nước tại vùng đang có sự tranh chấp về dầu khí này. Một làng ở Bắc Thái thân Cộng sản đến nỗi ngày nay đã trở thành “bảo tàng viện Hồ chí Minh”.
Nước Mỹ với trách nhiệm chiến tranh ở Đông Dương đương nhiên phải đứng ra tiếp nhận những người tỵ nạn cho định cư tại Hoa Kỳ. Trung Quốc thấy người Hoa có dịp vào Hoa Kỳ cũng tỏ ý ủng hộ. Người Hoa được coi là "nạn nhân" vì họ đã bỏ lại tài sản để làm giầu cho Việt Cộng!
Người Mỹ ngẩn ngơ vì họ chỉ muốn cứu người Việt. Họ không ưa gì người Hoa Chợ Lớn vì chính nạn đầu cơ tích trữ, làm giá, tiếp tay cho cộng sản, tham nhũng do người Hoa chủ trương đã khiến cho chiến tranh chống Cộng không thể thắng. Nay lại phải "rước" cái đám người Hoa này vào Mỹ ăn hại và phá hoại kinh tế Hoa Kỳ! Thành tích của người Hoa Chợ Lớn tại Mỹ đáng kể nhất là gần 10 cái sòng bạc (casinos) tại tỉnh Commerce, bang California.
Chỉ trong khoảng 6 tháng cuối năm 1978 và 6 tháng đầu năm 1979, số người ồ ạt ra đi tới hơn 100 ngàn người hầu hết là những người Hoa giầu có và một số ít người Việt. Sự ra đi này đã làm giầu cho Mai Chí Thọ và toàn bộ đảng ủy, công an miền Nam. Ta thử làm con tính nhân mỗi đầu người trung bình 12 lạng vàng ta sẽ thấy Mai Chí Thọ hốt của nhiều như thế nào?
Mỗi kilô vàng là 26 lạng (tael, 37.5 grams). Số vàng Thọ thu được lên đến nhiều tấn vàng. Khi những người Hoa xuống tàu thì công an đã chực sẵn ngay tại đầu cầu với cân, với chuyên viên coi vàng thật hay giả, và nhiều giỏ tre lớn mà người ta gọi là giỏ "cần xế"! Mỗi người phải trình giấy tờ chứng minh mình là người Hoa, sau đó để vàng trên bàn. Số vàng được mở ra cân và xét thật giả rồi bỏ vào giỏ cần xế. Lần lượt tiếp tục những người khác cho đến khi đầy tàu khoảng từ 700 đến 1,500 người tùy theo tàu lớn nhỏ.
Người Mỹ thấy làn sóng tung người đi bán chính thức là một đòn của Việt Cộng đưa gánh nặng nuôi người Hoa cho Mỹ, vội phản công cấp tốc. Tháng 4, 1979, Đệ Thất Hạm Đội được lệnh vào sát bờ biển Việt Nam và người Mỹ cảnh cáo Việt Cộng cấm không cho tung người xuất ngoại kiểu "luật rừng" nữa, nếu không người Mỹ sẽ có biện pháp!
Việt Cộng cũng bị buộc phải đi họp hội nghị Giơ Neo tháng 7, 1979 và chúng phải thỏa thuận cho những người không thích ở với chế độ cộng sản và có thân nhân ở nước ngoài được ra đi hợp pháp và trong vòng trật tự. Chương trình ra đi trật tự này dưới danh nghĩa là Liên Hiệp Quốc bảo trợ nhưng thật ra là người Mỹ và mấy nước khác như Canada, Úc, Pháp. Chương trình này được gọi là ODP (Orderly Departure Program) bắt đầu từ năm 1980.
Năm 1980, hai bên Mỹ Việt trao đổi danh sách những người được phép ra đi chính thức. Bên phía Mỹ đưa ra một danh sách khoảng 30 ngàn người hầu hết người Việt có liên hệ gia đình với người đã ra đi năm 1975. Nhưng khi bên Việt Cộng đưa danh sách hơn 30 ngàn người ra đi "đoàn tụ" thì toàn tên người Hoa ở Chợ Lớn.
Một giới chức Hoa Kỳ đã lắc đầu nói : "Danh sách người ra đi đoàn tụ của Việt Cộng đưa ra giống cuốn niên giám điện thoại Chợ Lớn!" Vì sự mâu thuẫn giữa hai danh sách nên vấn đề cho người ra đi trong trật tự đã bị kẹt lại trong nhiều năm và sau cùng Hoa Kỳ cũng phải nhượng bộ. Do đó số người Hoa được sang Hoa Kỳ khá đông.
Cho đến những năm 1982, 1983 những người ra đi chính thức phải có giấy tờ hợp lệ và phải đưa 3 lạng vàng cho Năm Thạch, quản lý sở ngoại kiều đường Nguyễn Du là tay em của Thọ. Những người Tàu không đủ giấy tờ hợp lệ thì phải chi vàng nhiều hơn và phải hiến tất cả tài sản nhà đất cho cán bộ.
Phần lớn những người Tàu Chợ Lớn mới có tiền chi cho Thạch và họ được ra đi. Những người Việt nghèo khổ không có tiền thì không được đi mặc dù giấy tờ hợp lệ. Thật là một sự mỉa mai vì chiến tranh chết người Việt mà chỉ có người Tàu hưởng lợi. Người Tầu ra đi không lỗ, lại còn có lời. Khi họ sang đến Mỹ thì họ thường được trợ cấp xã hội khoảng 500, rồi 600 rồi gần 700 đôla (California) mỗi tháng, cùng với sự săn sóc bệnh tật (medicare) dài dài từ năm 1979, 1980 cho đến ngày nay, và cho đến khi họ chết. Trái lại, những người Việt đi chậm từ 1983 trở đi chỉ được trợ cấp 18 tháng, rồi 12 tháng, rồi cắt đứt hẳn.
Tháng 7, 1983, tờ báo Time ở Hoa Kỳ có một bài viết về tình trạng cho ra đi đoàn tụ trong trật tự (ODP - Orderly Departure Program) đã nói về vấn đề người Mỹ chỉ muốn đón người Việt, trái lại Việt Cộng chỉ muốn đẩy người Tàu ra đi để lấy tiền khoảng 4 ngàn đôla mỗi người. Số tiền này tương đương với 10 lạng vàng và cũng là bản án tử hình cho Năm Thạch. Thọ họp với các đàn em và kết luận Năm Thạch đã ăn bớt rất nhiều và nộp cho Thọ trung bình mỗi đầu người chỉ có 1 lạng vàng! Ngày 22 tháng 12 năm 1983, Năm Thạch bị giết tại nhà riêng nhưng nguồn tin chính thức nói là y tự tử!
Khác với miền Bắc sau năm 1954 chỉ có một số rất ít người vượt tuyến vào Nam vì sự canh phòng trong Miền Bắc rất chặt chẽ. Nhưng trong Nam sau 1975 thì khác hẳn. Cái viễn tượng được đi Hoa Kỳ là một xứ tự do đã cám dỗ rất nhiều người. Ở với cộng sản thì tương lai mù mịt, công ăn việc làm không có, sự túng thiếu đói khổ luôn luôn bên cạnh. Nhiều người hi vọng nếu sang được Hoa Kỳ thì con cái sẽ được học hành tử tế và có tương lai. Ở trong nhà hay ngoài đường, chỗ nào cũng có công an dòm ngó, xét hỏi. Con người lúc nào cũng nơm nớp sợ sệt đến mức tinh thần khủng hoảng. Tất cả mọi người đều có ý nghĩ ra đi. Một câu nói đùa rỡn nhưng ngụ ý sâu xa cay đắng luôn luôn ở cửa miệng mọi người: "Sống với Cộng sản thì cái cột đèn nếu nó biết đi, nó cũng đi!"
Thường thường nếu có nhiều vàng thì đi cả nhà, nếu có ít thì đi một vài người trước đã. Khi lọt qua Mỹ rồi sẽ gởi tiền về cho người trong nhà tiếp tục đi nốt. Chắc chân nhất là đã có người nhà ở sẵn bên Mỹ thì chỉ cần đi lọt là có người bảo lãnh vào đất Mỹ ngay. Người nào cũng muốn ra đi cho sớm khi còn tiền và vì chậm lại thì mỗi ngày mỗi khó khăn. Công an cộng sản cũng tinh ma tìm cách rình rập những người ra đi để bắt bớ, lột tiền và đòi tiền chuộc.
Có nhiều người đi lọt sang tới các đảo nhưng không đủ điều kiện vào đất Mỹ đã phải chấp nhận đi Canada, Úc châu, Pháp, Ý, Đan Mạch, Hòa Lan, Bỉ, Tây Đức, Na Uy, Thụy Điển. Người Việt do đó đã có mặt tại khắp nơi trên thế giới. Rồi họ bảo lãnh gia đình ra đi chính thức và làn sóng tỵ nạn sẽ kéo dài triền miên tới cả trăm năm nữa cũng chưa hết!
Chỉ khi nào chế độ cộng sản bị dẹp tan thì làn sóng tỵ nạn mới chấm dứt và khoảng nửa triệu người tỵ nạn Việt, Mên, Lào, hiện đang sống rải rác khắp các trại tỵ nạn từ Hồng Kông tới Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân cũng sẽ được hồi hương làm lại cuộc đời!
Số người ra đi thật nhiều nhưng bị chết trên biển cũng khá nhiều. Đặc biệt khoảng năm 1980 trở đi, các ngư phủ Thái Lan thấy những người vượt biên có vẻ có nhiều tiền và trên ghe có nhiều đàn bà con gái. Chúng đi đánh cá nhưng hễ thấy có ghe thuyền chở người tỵ nạn thì chúng trở mặt thành hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, giết người với những thủ đoạn vô cùng dã man!
Số người tỵ nạn bị Việt Cộng sát hại, bị bão tố, bị người Mã Lai cho cắt dây bỏ trôi ngoài biển, bị hải tặc Thái Lan giết hại có thể lên tới trên 1 triệu (1,000,000 ) người! Riêng trong năm 1979 và đầu năm 1980, số người bị Mã Lai bắt xuống thuyền rồi cắt dây cho trôi nổi trên biển và chết, có tới 50,000 người. Bộ trưởng nội vụ Mã Lai đã ra cái lệnh tàn ác này.
Những người bị Việt Cộng bắt ngay tại bờ sông, bờ biển trong khi đang sửa soạn ra đi, bị chúng giam rồi đòi tiền chuộc cũng tới cả triệu người. Trong các trại tù thường có cảnh cả nhà bị tù với những đứa trẻ còn đang bú mẹ. Các trại tù, nhà giam ven biển thường chật ních tù vượt biên.
Đến năm 1987, sau khi Nguyễn văn Linh làm tổng bí thư và Phạm Hùng làm thủ tướng và tuyên bố mở cửa, đổi mới, người Mỹ thấy có thể nói chuyện “được” với Hà Nội. Năm 1987, Ủy viên đặc sứ của TT Reagan, tướng John Vessey đến Hà Nội để thương lượng thả tù binh Mỹ và tù binh Việt Nam Cộng Hòa. Người Mỹ hứa sẽ cho tất cả tù binh (học tập cải tạo) VNCH đi Mỹ cùng cả gia đình ngay sau khi ra khỏi trại giam, để họ không còn ở lại hoạt động chống Cộng. Bắc Kinh cũng đồng ý vì họ không muốn thấy người Việt quốc gia và cộng sản đoàn kết với nhau, khi cần thiết, để chống Tầu. Người Mỹ cũng hứa sau khi bốc hết các tù binh Mỹ và VNCH thì sẽ xúc tiến bãi bỏ cấm vận, bang giao và viện trợ, bồi thường tái thiết Việt Nam. Vấn đề thuê Vịnh Cam Ranh và liên minh quân sự để chống Trung Quốc cũng được đặt ra.
Chính vì mật đàm quá thân mật với người Mỹ mà thủ tướng Phạm Hùng đã bị Trung Cộng đầu độc chết năm 1990. Cùng thời gian này, Bắc Kinh ra mật lệnh phải đôn thiếu tướng Lê Khả Phiêu lên chức vụ Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị nhưng nắm toàn quyền quân đội và Đảng. Phiêu lập tức thay thế các cán bộ chính trị tại các đơn vị bộ đội trong cuộc “rèn cán chỉnh quân” vĩ đại nhất từ khi đại thắng Cao Miên năm 1979. Phiêu lên dần dần cho đến khi nắm trọn quyền hành hay là tổng bí thư Đảng vào cuối năm 1997. Các đơn vị gián điệp Trung Quốc cũng được lệnh giám sát người Việt tối đa và phá hoại mọi kế hoạch âm mưu đi với Mỹ của phe Cộng sản người Việt. Bắc Kinh cũng cử một viên “toàn quyền” bí mật ngồi ngay tại Hà Nội để giám sát và điều khiển mọi việc, mọi hoạt động của bộ Chính Trị và Trung Ương đảng CSVN.
Năm 1981 tới 1985, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP Saigon Mai Chí Thọ đã chán ngấy việc cung cấp hàng cho tàu Liên Xô vì quá tốn tiền mà y không có lợi gì cả. Thọ liền một mặt báo cáo nguồn hàng đã kiệt quệ, chỉ còn hải sản bằng các tàu quốc doanh đánh cá ngoài biển và Biển Hồ (Tonlé Sap) Cao Miên. Thọ họp với một số Hoa thương Chợ Lớn và chúng tính xuất cảng "lậu" để lấy ngoại tệ bỏ túi. Các tàu từ Singapore và Hồng Kông tới lấy hàng rồi trả bằng ngoại tệ cho Thọ tại Thụy sĩ. Trong 5 năm, từ 1980 đến 1985, Thọ bỏ túi khoảng 600 triệu đô la.
Thọ quả là một tay "giỏi" kiếm tiền và có vẻ không hại đến dân Miền Nam. Vì riêng sự cho nhập các thùng quà, thuốc tây đã cứu sống và nuôi sống nhiều gia đình trong nhiều năm. Sự liên lạc và trợ giúp của Việt kiều nước ngoài đối với thân nhân đã giúp cho nhiều người sống sót và nhiều người có thể tính chuyện ra đi. Thành phố Saigon tấp nập với hàng ngoại hóa, với xe cộ đi lại, với kẻ buôn người bán khá sầm uất vào những năm đầu thập niên '80s.
Liên Xô bực tức Thọ vô cùng nhưng đã không "bứng" nổi Thọ vì Thọ quá mạnh. Sự kiện Thọ hủ hóa, tham nhũng, buôn bán đã có lợi cho đa số cán bộ miền Nam. Bọn này hùa theo Thọ, ủng hộ Thọ và mọi người đều vui vẻ cả. Phải đến cuối năm 1985, Thọ mới chịu bỏ Saigon, ra Hà Nội để đi lên chức lớn hơn nắm công an toàn quốc và nhường chỗ cho Phan Văn Khải, một tên được Liên Xô đỡ đầu.
Nhưng Phan Văn Khải đã không thể "trị" được đám cán bộ trong Nam đã "thành tinh" với các mánh khoé do Thọ bày biểu. Chúng hùa nhau tổ chức xuất cảng và nhập cảng hàng lậu, qua mặt nhà nước. Tiền bạc của nhà nước cho các kế hoạch thì chúng mang đi buôn. Khi đi buôn thì giá vàng hạ, nhưng khi trả lại tiền thì chúng chỉ cần trả bằng một nửa hay một phần ba số vàng trước kia chúng mua vào!
Tên huyện ủy Tịnh Biên người Quảng Ngãi đã "nghĩ" ra một kế hoạch làm ăn rất hay. Y nói huyện Tịnh Biên cần có một nhà máy nước đá để ướp cá và để cho nhân dân xử dụng đá trong mùa nóng. Y được trợ cấp ngân khoản để lập nhà máy và khoảng gần một năm sau nhà máy đã được xây cất xong.
Cuối năm 1982, người ta thấy y cho chở nước đá sang Miên bán với giá thật cao khoảng 1 chỉ vàng (50 đôla) cho một cây nước đá 50 kilos. Lấy vàng xong y mua thuốc lá Samit của Thái Lan mang về bán được thêm lời lần nữa. Làm ăn không cần vốn, không phải thuế má gì, thì chẳng mấy lúc mà giầu có!
Các cơ sở kinh tài khác của Việt Cộng thường đến cuối năm là bị chúng gây hỏa hoạn cháy hết sổ sách giấy tờ cho phi tang sự ăn cắp của chúng. Mỗi năm trong tháng 12 và tháng 1 thường có rất nhiều vụ cháy kho, cháy cơ sở tại khắp nơi!
6. Việt Nam tan hoang dưới chế độ Cộng sản công an trị.
Dân số gia tăng hàng năm gần 2 triệu người cộng với trẻ nhỏ lớn lên khiến cho khắp nước Việt chỗ nào cũng đông nghẹt người. Nhưng hầu hết là thất nghiệp, vô học, thiếu ăn. Ăn mày đầy rẫy khắp nơi. Đang ăn một bát phở cũng phải coi chừng vì có khi chúng giật bát phở chạy vừa chạy vừa bỏ vô miệng. Thường chúng đưa bàn tay dơ bẩn "sờ" vào bát phở đang ăn và hỏi người ăn xong chưa? Thấy bàn tay dơ bẩn, người ăn đủ thấy ghê tởm mặc cho y lấy bát phở.
Tất cả phong hóa, đạo đức, luân thường, đạo lý, đều bị sự nghèo đói làm cho tiêu ma. Con người quá đói làm bất cứ chuyện gì để kiếm ăn. Những sự tin tưởng nhau, thành thật và tín nhiệm nhau, những tình cảm chân thật, chân thành, hầu như không còn mấy ở các thành phố lớn tại Việt Nam. Đa số thiếu nữ, phụ nữ kể cả các cô giáo, đã vì quá túng thiếu phải bán rẻ con người. Sau này, sự chấn chỉnh lại xã hội sẽ là một vấn đề khá gay go!
Bà kia tuổi sáu mươi rồi
mà sao không được phép ngồi bán khoai!
.......................................................... ....
Cô kia như giải lụa đào
mà sao bát phở vài hào cũng trao?
.......................................................... ....
( Thi sĩ Vô Danh - Thơ Vô Đề 1961)
Sự giáo dục tại các trường học là một sự suy thoái cùng cực trong thời gian cộng sản cầm quyền. Các thầy cô giáo với số lương quá ít ỏi đã không thể đủ sức khoẻ để dạy học. Hầu hết phải làm thêm ngoài giờ, có người phải đi đạp xích lô, để có đủ cơm ăn. Có giáo viên để ngay xe xích lô của mình trước lớp học. Cũng là một cử chỉ bỉ mặt nhà nước cộng sản. Trong trường học, luôn luôn có cán bộ cộng sản giám sát hành vi, cử chỉ, lời nói của các giáo viên, giáo sư. Chúng không tha thứ bất cứ một giáo viên nào có lời lẽ chống chế độ.
Chúng đặt vấn đề nhồi sọ trẻ nhỏ với cái mà chúng gọi là "chính trị", là "chủ nghĩa xã hội" là ưu tiên hàng đầu. Chúng hi vọng những trẻ nhỏ lớn lên sẽ quên giòng giống Lạc Hồng, Âu Lạc, mà chỉ nhớ mình là người cộng sản với giặc Hồ, với Xít Ta Lin, với Mác, Lê Nin là tổ tiên!
Các trẻ nhỏ hầu hết quá nghèo đói, thiếu dinh dưỡng, âu lo, buồn rầu vì gia cảnh khó khăn, có khi vì cha mẹ bị tù tội, bệnh tật, đã không đủ ý thức, sáng suốt và can đảm để học. Các thiếu niên càng chán nản việc học hơn nữa vì thấy trước là không có tương lai học lên cao học hoặc có công ăn việc làm với một đời sống bình thường. Các trẻ nhà nghèo chỉ lo kiếm ăn sống qua ngày như các con thú nhỏ kiềm mồi. Việc học hành, quần áo hoặc sinh sống như con người là điểm không bao giờ Cộng sản nghĩ tới.
Cộng sản mà nói chuyện học hành thì thật con chó con mèo Liên Xô cũng không ngửi được. "Bác Hồ" của chúng đã ra tiêu chuẩn là phải đủ "tam đại bần cố nông" mới được làm đồng chí cộng sản, chứ "bác" có bao giờ cần người có học?
Các thanh niên nam thì phải đăng ký "nghĩa vụ quân sự" và đi lính vào năm 18 tuổi. Các thiếu nữ thì được "thúc giục, khuyến khích" tình nguyện thoát ly gia đình đi thanh niên xung phong, có nghĩa là làm hộ lý không lương cho đám thanh niên thoát ly, và tương lai cũng mù mịt nữa. Đại học chỉ dành cho các thành phần "tốt" như con cái cán bộ, nhưng sự dạy dỗ cũng chẳng có bao nhiêu và sinh viên tốt nghiệp dốt vẫn hoàn dốt.
Khi muốn lợi dụng lao động của thanh niên, thanh nữ không phải trả lương, Hồ thường dùng khẩu hiệu. Khẩu hiệu thông dụng nhất là "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". Hồ huy động tất cả thanh niên thanh nữ phải gia nhập thanh niên xung phong, thanh niên cộng sản, du kích địa phương, công an địa phương, dân công tải đạn, lao công chiến trường, xung phong Nam tiến vượt Trường Sơn, y tá chiến trường, để lợi dụng tối đa lao động của họ cho đến khi sức cùng lực kiệt và bệnh hoạn đến chết. Nam nữ thoát ly gia đình đến các nông trường, công trường, các công trình thủy lợi, đắp đê, đắp đường, đào kênh, đào mương. Các sự chung đụng ăn chung ở lộn khiến cho thanh niên thanh nữ giải quyết sinh lý lẫn lộn. Vì quá nghèo đói rách rưới, không một thanh niên nào dám mơ ước ái tình hạnh phúc, thành lập gia đình với nhà cửa, tương lai sáng sủa. Các nền tảng gia đình, đạo đức, luân lý hoàn toàn bị phá bỏ. Sau 5 năm, 10 năm, sức lao động đã suy nhược mòn mỏi vì thiếu dinh dưỡng, thuốc men, những con người tàn tạ này mới sáng mắt ra hiểu được sự tàn độc của Hồ và cộng sản thì đã muộn.
Em là thanh niên xung phong
Đắp đường tải đạn long đong tháng ngày!
Đảng nuôi hai bữa một ngày
Cơm độn ba bát, muối đầy lòng (bàn) tay!
Áo quần hai bộ đổi thay
Một năm đi phép mười ngày có lương!
Cho nên chẳng có người thương
Xuân tình chợt gặp giữa đường với nhau!
Nói ra bảo kể khổ đau
Cấp bằng đại học cộng sản Việt Nam không được bất cứ một nước nào trên thế giới công nhận. Trình độ học vấn miền Bắc đã suy thoái ngay sau khi cộng sản vào Hà nội cuối năm 1954. Mỗi năm, Phạm Văn Đồng với tư cách thủ tướng, chỉ cần ra "chỉ tiêu" cho bao nhiêu kỹ sư, bao nhiêu y sĩ, bao nhiêu luật sư, được đậu tốt nghiệp thì khoa trưởng đại học sẽ lựa các sinh viên nào con cán bộ cao cấp cho đậu để đạt chỉ tiêu (norm). Muốn vào đại học bắt buộc phải là con cán bộ. Con cái những người thuộc "thành phần xấu" như địa chủ, sĩ quan "ngụy", cha mẹ bị tù tội hay bị giết vì đấu tố, tư sản mại bản, hoặc chỉ "không là con cái" cán bộ cũng không được chấp nhận vào đại học.
Anh là một sinh viên Hà nội
đêm trừ tịch anh ngồi đun suốt tối
Chiếc bát men vỡ hỏng thay nồi
Mắt nhấp nhiu anh ngoáy nếm liên hồi
những mẩu sắn chặt bỏ đi vì thối
vì lợn không nhá nổi, anh ơi!
(Thi sĩ Vô Danh - Thơ Vô Đề 1969)
Người ta không cần biết khả năng học vấn ra sao! Thật ra thì tốt nghiệp hay không cũng sẽ thành cán bộ. Khi thành cán bộ rồi sẽ nhờ thần thế, chạy chọt vào chỗ nào, chân nào kiếm ăn, tham nhũng được. Mộng của nhiều thanh niên là làm sao được làm thủy thủ các tàu viễn dương là có thể kiếm chác, buôn bán, kể cả buôn lậu và cả gia đình sẽ được sung sướng. Câu nói đầu miệng của người Miền Bắc là sống trong chế độ Việt Cộng đều cần phải có là: nhất thân, nhì thế!
Tất cả nước Việt năm 1991 có gần 4 triệu cán bộ mọi cấp, mọi ngành, chưa kể cán bộ công an địa phương do quỹ của xã và tỉnh đài thọ. Như vậy tổng số cán bộ toàn quốc có thể đến 8 triệu người cộng với khoảng gần 1 triệu trong quân đội. Số bộ đội giải ngũ khoảng nửa triệu người cũng được trợ cấp nhưng rất ít ỏi.
Ngoài ra còn có những người đã từng là công chức, quân đội, phế binh, của chính quyền quốc gia cũ cũng khoảng hơn một triệu người hay là hơn 1 triệu gia đình. Cả nước Việt có khoảng 14 triệu gia đình hay là 73 triệu người (1991). Ít lắm cũng có khoảng 10 triệu gia đình hay là 50 triệu người quá nghèo đói và khoảng 25 triệu trẻ nhỏ dưới 15 tuổi không được giáo dục. Ta lưu ý biết đọc biết viết không phải là được "giáo dục" với một trình độ học vấn và hiểu biết tạm đủ. Vào năm 2000, 50% dân số hay là 40 triệu người ở tuổi dưới 25! Việt Nam có số dân trẻ tuổi nhất thế giới.
Hầu hết tất cả cán bộ, công nhân viên, bộ đội, công an, bộ đội giải ngũ, phế binh và toàn thể dân chúng đều oán ghét Việt Cộng vì đời sống của họ quá cơ cực. Nhưng không thể có sự nổi dậy hay nổi loạn chống đối vì giặc Hồ đã xây dựng nên một guồng máy công an trị rất hiệu quả vì tính cách khủng bố vô cùng tàn bạo.
Tất cả mọi người thấy có gì khác lạ là phải báo cáo ngay cho công an. Không phải vì họ thích chế độ, nhưng vì nhiều lý do như sợ sệt, ham lợi, hạ người khác để cho mình được thay thế, hoặc nếu không mau lẹ báo cho công an thì có khi cũng bị tình nghi, bị vạ lây hoặc bị bắt giam. Ngoài sự sống trong tình trạng nghi ngờ lẫn nhau, không ai có thể "thành thật" với ai, mỗi người còn lo chạy ăn ngày hai bữa thì còn hơi sức đâu mà chống với đối?
Trong sự nghèo khổ tất cả mọi thứ trong xã hội đều suy thoái đến cùng cực. Năm 1991, có khoảng 2 triệu người mù chữ, nhưng số trẻ nhỏ thất học trên toàn quốc lên tới 80%! Do con số người thất học ta có thể hình dung các tệ nạn, tội ác, hỗn loạn, mức độ nghèo khổ, bệnh tật, trong xã hội lên tới mức nào hiện nay và trong 10 năm tới.
Tình trạng cướp bóc, ăn mày, đĩ điếm, buôn lậu, đầy rẫy khắp mọi nơi trong nước Việt từ Nam Quan cho đến Cà Mau. Các thương phế binh cộng sản, lính cộng sản giải ngũ và dân buôn lậu nhập với nhau thành đoàn hàng ngàn người từ Lạng Sơn, từ biên giới Việt Miên, từ các tỉnh ven biển để tải hàng lậu. Chúng đi khơi khơi và vì quá đông lại có võ trang nên hải quan và công an không dám ra mặt ngăn cản bắt bớ. Công an, cán bộ cũng nương theo sự hỗn loạn trong xã hội để kiếm ăn.
7. Những người trở về trên tầu Việt Nam Thương Tín năm 1975.
Trong thời gian cộng sản chiếm đóng miền Nam, nhiều người đã hậm hực tiếc rẻ đã không chạy thoát trước ngày 30 tháng 4, ra nước ngoài. Nhưng mọi người đã sững sờ khi nghe tin chiếc tàu Việt Nam Thương Tín trở về từ đảo Guam với khoảng 1,500 người "đòi về" với chế độ cộng sản chứ không thèm ở trên xứ tự do.
Đầu tháng 9, 1975, tàu Việt Nam Thương Tín được cập bến Nha Trang và Việt Cộng đã cho lột sạch sẽ trước khi đưa tất cả vào trại giam. Mỗi người phải trút bỏ hết quần áo và được cấp phát 2 bộ quần áo cũ hay quần áo tù. Cộng sản làm như vậy để tiện lục soát trong quần áo và tịch thu toàn bộ. Người Mỹ đã tìm đủ mọi cách để dỗ dành, chiều chuộng họ ở lại nhưng không được.
Họ nhất quyết tin tưởng nếu "thành tâm" về với cộng sản như vậy, họ sẽ được cộng sản đãi ngộ tử tế và coi như anh hùng! Viên trung tá đứng ra đảm nhiệm lái tàu Việt Nam Thương Tín đã tỏ vẻ mừng rỡ nói ra miệng là: "Công tôi mang chiếc tàu này về cho nhà nước thì chắc họ sẽ cho xe Jeep ra đón tôi!" Hình như viên trung tá này sau này đã bị vợ bỏ vì đã làm hỏng tương lai của cả gia đình.
Người nào cũng hi vọng là sự trở về của họ sẽ được cộng sản thích thú chấp nhận. Người Mỹ thì biết những người trở về sẽ vô cùng cực khổ vì thiếu thốn nên đã trang bị cho họ đủ thứ mùng mền, chăn gối, lương thực ê hề. Có người đã phải nói người Mỹ cho nhiều đồ như cho con gái về nhà chồng!
Kết quả là mỗi người được cộng sản đón bằng cái còng số 8, bất kể đàn bà trẻ con! Tất cả phải lột sạch quần áo để công an khám trong lông, trong tóc tìm cái gì có thể giấu được. Quần áo bị tịch thu để công an có thời giờ lục soát kỹ càng và lấy luôn. Trong số những người về có tới 400 sĩ quan cảnh sát, và mấy trăm sĩ quan quân đội. Có thể do cái thái độ không ưa người Mỹ xui nên, hay tại họ ngu dại và vô phước, hay tại họ còn quá nhiều nghiệp chướng phải trả, nên họ đã hăng hái quyết liệt đòi về. Đàn bà và trẻ con bị giam tối thiểu 9 tháng, những người khác từ 5 năm trở lên, tùy theo thành phần, lý lịch. Một số lớn bị tình nghi do CIA "cài" về để làm gián điệp, tình báo!
Thân nhân gia đình của những sĩ quan trở về đã thất vọng và nguyền rủa chồng họ không tiếc lời. Báo hại những người vợ nghèo nàn này còn phải lo tiền bạc đồ ăn đi thăm nuôi. Nhiều bà đã quá giận bỏ chồng khiến cho gia đình tan nát. Các "nạn nhân" chỉ còn cúi đầu sống trong sự tiếc hận, tủi hổ với lương tâm và với mọi người, và tiếc nuối một dịp may đã mất đi vĩnh viễn. Sau này, khi ra khỏi tù, họ không dám hé môi là đã "đòi về" vì nếu nói ra thì chắc chắn thế nào cũng bị chửi!
Thật khó cho những người đã biết Cộng sản và những người đời sau lại có thể tin đã có tới hơn 1,500 người đòi được vào tù cộng sản!
8. Làm thế nào để các sĩ quan VNCH và công chức Miền Nam tự mình đến đăng ký vào tù Cộng sản?
Sau khi vào Saigon, thấy sĩ quan và binh lính miền Nam còn quá đông, Cộng sản bối rối lo sợ. Những người quốc gia vẫn tin tưởng cộng sản sẽ thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù như chúng đã luôn luôn nói như vậy. Họ hi vọng Cộng sản sẽ cần đến những bàn tay của họ để xây dựng đất nước sau nhiều năm chiến tranh.
Nhưng Việt Cộng đã không nghĩ như vậy. Với trình độ quá kém cỏi, chúng sợ sẽ không thể lo công ăn việc làm cho một số đông người và chúng sợ họ sẽ nổi loạn. Sau khi buộc mọi quân nhân các cấp phải ra trình diện đăng ký, chúng thấy con số người quá đông. Số sĩ quan hơn 100 ngàn, hạ sĩ quan, binh lính hơn 600 ngàn. Chúng thấy cần phải có kế hoạch bỏ tù tất cả các sĩ quan là những người có thể lãnh đạo hay cầm quân chống lại chúng.
Trước hết chúng kêu gọi các binh sĩ đi "học" 3 ngày, hạ sĩ quan 7 ngày, khiến cho mọi người đều tưởng là hình phạt "học tập" như vậy quả là nhẹ nhàng. Binh sĩ và hạ sĩ quan mà chỉ có 3 ngày với 7 ngày thì sĩ quan và sĩ quan cao cấp nghĩ mình không phải học nhiều hơn mấy.
Tháng 6, 1975, Việt Cộng cho Huỳnh Tấn Phát lên TV nham nhở tuyên bố mập mờ các sĩ quan cấp tá và tướng đi học tập "đường lối chính sách mới" của nhà nước và mang theo lương thực 1 tháng. Mọi người đều hiểu chỉ đi học có 30 ngày nên tất cả mọi người đều sốt sắng hăng hái ra đi. Họ tính đi học có 30 ngày thì đi học cho xong rồi về nhà tính chuyện làm ăn bình thường. Ngay đêm hôm đầu, khoảng hơn 400 sĩ quan cảnh sát đã có kinh nghiệm với sự dối trá của cộng sản nên không đi và bị chúng tới tận nhà bắt còng tay mang đi.
(Mấy năm sau, Huỳnh Tấn Phát, ni sư “quỷ cái quốc doanh” Huỳnh Liên, quỷ tăng Thích Thiện Minh... đã bị Cộng sản thủ tiêu vì bệnh “công thần”. Chỉ có Trương Như Tảng trốn thoát. Nguyễn Công Hoan, tên dân biểu hai chế độ, cũng vượt biên năm 1978 để làm đại sứ không chính thức cho Cộng sản miền Nam, nhưng không làm nên cơm cháo gì.)
Sau khi bắt giam các sĩ quan cao cấp đâu đấy trước khi chấm dứt thời hạn 30 ngày, chúng ra lệnh cho các sĩ quan cấp úy đi học tập và mang theo 10 ngày lương thực. Mọi người đều tin là sẽ chỉ có 10 ngày vì sĩ quan cấp tá nhiều hơn những 30 ngày. Khi họ trình diện học tập xong thì bọn Việt Cộng trở mặt ngay cho còng cứ 2 người một còng giải đi các nơi giam giữ. Cộng sản đã "thành công" khi không phải đi bắt mà hơn 100 ngàn người tự đến nộp mình.
Sau khi đánh lừa hơn 200,000 sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, công chức và cán bộ cấp xã để giam giữ trong hàng trăm trại tù rải rác khắp nước từ Bắc vào Nam, Cộng sản áp dụng sự hành hạ khủng khiếp như địa ngục suốt từ năm 1975 cho đến cuối thập niên '80s. Các sĩ quan từ cấp tá trở lên đều bị đưa đi những nơi núi rừng miền Bắc, miền Trung và Nam để "học tập cải tạo".
Họ là những người tù không được xử án, không có thời hạn giam giữ, và không hi vọng có ngày về. Chính sự không biết ngày về và tuyệt vọng đã làm cho nhiều người mau kiệt quệ tinh thần, thể xác, mau tàn tạ và chết rất nhanh. Cộng sản chỉ muốn như vậy. Chúng bóc lột lao động các tù nhân cho đến khi họ kiệt quệ và chết. Những người tù được lệnh vào rừng chặt tre, đốn cây, đẽo gỗ để xây dựng trại, để cung cấp cho nhà nước với hai bàn tay không!
Cộng sản không có gì để cung cấp cho họ. Cũng bằng hai bàn tay không các người tù phải tìm những miếng sắt vụn, những đồ phế thải chiến tranh để chế tạo ra dụng cụ. Họ phải sản xuất lương thực cho trại giam, để nuôi các quản trại, cai tù và cho Nhà nước. Họ được chia khẩu phần chết đói với những miếng sắn (khoai mì) đã lâu ngày có nhiều chất độc. Họ phải làm những bản tự khai trong nhiều tháng để kể những "tội ác" của họ trong khi chiến đấu chống Cộng. Họ luôn luôn bị kiểm thảo, chửi rủa, làm nhục. Vì số tù nhân quá đông, cộng sản không thể tra khảo, đánh đập mà chúng bắt họ làm bản tự khai. Mỗi ngày khai xong, chúng gom lại và ngày hôm sau bắt khai nữa. Khai xong, chúng so sánh với bản trước thấy sai một vài chữ là chúng bắt khai lại. Cứ khai đi khai lại hoài cho đến khi nào chúng chán thôi không bắt khai nữa.
Khi số tù đầu tiên bị giải ra Bắc, dân miền Bắc được lệnh Cộng sản ném đá vào đầu họ để cho họ biết là "nhân dân" thù ghét các sĩ quan "ngụy". "Ngụy" là danh từ chơi chữ của Cộng sản để chỉ người quốc gia. Ngụy có nghĩa là giặc, là địch, là cái gì trái với lẽ phải. Tại nhiều nơi, chúng bắt các "cải tạo viên" đi gỡ mìn tại những bãi mìn hàng rào trong thời chiến tranh. Các tù nhân đi gỡ mìn phần nhiều không chết cũng bị thương thành tàn phế.
Theo "luật" cộng sản, chúng chỉ được quyền bắt người khi có trát bắt do tòa án ký. Nhưng tại sao lại có chuyện công an bắt người, bắt bất cứ ai, bất cứ lúc nào, như cơm bữa? Mỗi tên công an thường có cả tập trát bắt người trong mình nhưng trát chưa có tên chỉ có đóng dấu và chữ ký. Chúng ít chữ nghĩa nên khi bắt ai chúng cứ việc bắt người đó rồi bắt nạn nhân tự điền tên vào một tờ giấy do chúng đưa ra. Trong sự sợ hãi, kinh hoảng, nạn nhân điền tên tuổi, địa chỉ của mình rõ ràng không dám sai lầm. Nạn nhân đã không ngờ chính mình viết trát để bắt mình!
Một kiểu bắt người khá thông minh của công an cộng sản là hỏi giấy nạn nhân xong rồi điềm nhiên bỏ vào túi áo, rồi bắt nạn nhân vì "tội" không có giấy tờ tùy thân! Ngay sau khi bị bắt giam, các nạn nhân "đương nhiên không còn" quyền công dân và cộng sản dĩ nhiên không cần phải tôn trọng nhân quyền. Sau khi được "thả", vì Cộng sản có thể "thả" chứ không "tha", nạn nhân phải tiếp tục ra đồn công an phường hay xã trình diện hàng tuần trong tư thế bị giam lỏng tại gia. Phải hơn một năm sau, nếu không phạm lỗi và trình diện đầy đủ, tù nhân sẽ được đưa ra buổi họp nhân dân phường hay xã để bình nghị theo công an đề nghị và được "trả lại" quyền công dân.
Một số khá đông các sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa là những thành phần trí thức có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có khả năng lãnh đạo, tổ chức và chỉ huy giỏi và hầu hết đã được Hoa Kỳ đào tạo khá tốn tiền trong nhiều năm trong rất nhiều ngành nghề. Đây là một vốn liếng (chất xám) khổng lồ và là tinh hoa cần thiết của cả dân tộc, nhưng Cộng sản đã thẳng tay dẹp bỏ cho họ vào tù.
Phải đến năm 1986 trở đi, "nhờ" người Mỹ cấm vận bao vây kinh tế nên Việt Cộng phải chịu thả các sĩ quan từ từ với điều kiện người Mỹ phải mang họ sang Hoa Kỳ. Việt Cộng rất sợ những sĩ quan quốc gia biết chỉ huy rất dễ cầm đầu nổi loạn. Nhân dân thì quá thù ghét Cộng sản. Họ sẵn sàng theo bất cứ ai để nổi dậy tiêu diệt Cộng sản. Từ năm 1990 đến 1995 số sĩ quan ra khỏi tù và đi Mỹ khá đông đến mức gần hết. Người ta chuẩn bị đến năm 1996 là mọi việc sẽ xong. Đến cuối năm 1994, số sĩ quan cao cấp và cấp tướng còn sống đã đến Hoa Kỳ đủ mặt. Người Mỹ dụng ý các sĩ quan cao cấp và ở tù lâu năm, trên 10 năm, ra khỏi trại là được lo thủ tục đi Hoa Kỳ cấp tốc!
HẾT
No comments:
Post a Comment